ESA phóng vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng tia laser đầu tiên lên quỹ đạo
Vào cuối tháng 1, ESA sẽ phóng vệ tinh EDRS (European Data Relay System hay SpaceDataHighway) lên quỹ đạo qua đó chính thức đưa công nghệ truyền tải dữ liệu trong không gian bằng tia laser ứng dụng thực tế. Được ví như đường truyền cáp quang trong không gian, hệ thống truyền tải dữ liệu có tốc độ 1,8 Gb/s (225 MB/s) do Airbus Defense & Space và ESA phát triển sẽ đóng vai trò chuyển tiếp dữ liệu giữa các trạm mặt đất, vệ tinh và tàu vũ trụ.
EDRS-A là vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng laser đầu tiên.
EDRS-A là vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng laser đầu tiên và nó sẽ được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh vào ngày 28 tháng 1 tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan bằng tên lửa Proton. Vệ tinh sẽ lơ lửng trên bầu trời châu Âu và nó sẽ thiết lập các kết nối truyền thông laser giữa 4 vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2 thuộc chương trình quan sát Trái Đất Copernicus của châu Âu, các máy bay không người lái và các trạm mặt đất tại châu Âu, châu Phi, Mỹ Latin, Trung Đông và bờ đông bắc nước Mỹ.
EDRS-A là một vệ tinh thuộc loại Eurostar E3000 được chế tạo và vận hành bởi Airbus Defense & Space. Vệ tinh được tích hợp cổng giao tiếp laser (LCT) được Tesat Spacecom - một nhánh của Airbus Defense & Space phát triển với chi phí gần 544 triệu USD. LCT sẽ truyền tải và thu nhập tối đa 50 TB dữ liệu mã hóa/ngày với tốc độ gần như ngay lập tức.
Hệ thống cũng được khai thác với mục đích do thám, giám sát tình báo, giám sát biển....
Hệ thống sẽ được sử dụng để truyền tải hình ảnh, video và các loại dữ liệu khác từ các vệ tinh, UAV, máy bay, trạm không gian, mang lại giải pháp truyền tải nhanh hơn và hoàn chỉnh hơn trước các sự kiện khủng hoảng và thảm họa thiên nhiên. Thêm vào đó, hệ thống cũng được khai thác với mục đích do thám, giám sát tình báo, giám sát biển, môi trường, nông nghiệp, thiên tai và dự báo thời tiết.
Hoạt động của EDRS SpaceDataHighway sẽ được mở rộng với vệ tinh thứ 2 dự kiến được phóng vào năm 2017 và vệ tinh thứ 3 vào năm 2020, từ đó mở rộng tầm bao phủ trên toàn cầu.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
