Fexofenadine là thuốc gì?

Fexofenadine là một loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới được sử dụng nhiều trong việc điều trị các triệu chứng dị ứng thông thường. Để biết rõ hơn về thông tin của thuốc, bạn hãy theo dõi bài viết này nhé!

Tác dụng của thuốc fexofenadine

Fexofenadine, hay còn có tên gọi fexofenadine hydrochloride, là một thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt/mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn một chất tự nhiên (histamine) làm cơ thể gây ra phản ứng dị ứng.

Cách dùng dùng thuốc fexofenadine 

Nếu bạn tự mua thuốc không kê đơn để điều trị, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, tham khảo ý kiến dược sĩ. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc này, uống thuốc theo chỉ định, thường là 2 lần mỗi ngày (mỗi 12 giờ).

Nếu bạn đang sử dụng dạng hỗn dịch của thuốc này, lắc chai kỹ trước mỗi liều và đo liều cẩn thận bằng cách sử dụng một thiết bị đo/thìa đặc biệt. Bạn không sử dụng muỗng ăn bởi vì bạn có thể không đo chính xác liều lượng. Uống viên nén/viên nang hoặc dạng lỏng của thuốc này có hoặc không có thức ăn. Nếu bạn đang sử dụng viên thuốc hòa tan nhanh, uống thuốc khi bụng rỗng. Cho các viên hòa tan nhanh trên lưỡi để hòa tan và sau đó nuốt với nước hoặc không có nước. Không lấy viên thuốc từ các vỉ cho đến trước khi sử dụng.

Nếu bạn cần chất lỏng để uống thuốc này (chẳng hạn như khi dùng các viên nén/viên nang), dùng thuốc này với nước. Không nên dùng với nước ép trái cây (như táo, bưởi hoặc cam) vì chúng có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc này.

Liều lượng được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Do đó, bạn không tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ dẫn.

Bên cạnh đó, bạn không nên dùng các thuốc kháng axit có chứa nhôm và magie trong vòng 2 giờ sau khi dùng thuốc này. Các thuốc kháng axit có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc fexofenadine.

Bảo quản thuốc fexofenadine

Fexofenadine là thuốc gì?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Liều dùng cho người lớn

  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng: Bạn dùng 60 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg uống một lần mỗi ngày bằng nước.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nổi mề đay: Bạn dùng 60 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg uống một lần mỗi ngày bằng nước.

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay:

Dạng viên nén uống:

Trẻ 6-11 tuổi: dùng 30mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước;

Trẻ 12 tuổi trở lên: dùng 60mg cho trẻ uống uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg cho trẻ uống một lần mỗi ngày với nước.

Dạng viên nén phân tán:

Trẻ 6-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.

Dạng hỗn dịch uống:

Trẻ 2-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước

Các dạng và hàm lương thuốc fexofenadine 

Fexofenadine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Hỗn dịch uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg/5 ml (120 ml);
  • Viên nén dùng đường uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg, 60 mg, 180 mg;
  • Viên nén phân tán, dùng đường uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg.

Tác dụng phụ

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngưng dùng thuốc fexofenadine và gọi bác sĩ của quý vị nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoặc các triệu chứng cúm khác.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng;
  • Buồn ngủ,
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Chuột rút cơ, đau lưng.

Lưu ý trước khi dùng

Trước khi dùng fexofenadine, bạn nên nói với bác sĩ và dược sĩ:

Nếu bạn bị dị ứng với fexofenadine, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong viên fexofenadine hoặc hỗn dịch uống. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần hoạt chất trong thuốc.

Nếu bạn đang dùng hoặc dự định dùng các thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược. Hãy chắc chắn đã đề cập đến các thuốc sau đây: erythromycin (EES®, E-Mycin®, Erythrocin®) và ketoconazole (Nizoral®). Bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận cho các tác dụng phụ.

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc magiê (Maalox®, Mylanta®, những thuốc khác), dùng thuốc kháng axit một vài giờ trước khi hoặc sau khi fexofenadine.
Nếu bạn có hay đã từng bị bệnh thận.

Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng fexofenadine, gọi bác sĩ của bạn.

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, trong các trường hợp khác hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau ngay cả khi có thể xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể muốn thay đổi liều lượng, hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Các tương tác thuốc dưới đây được chọn lọc dựa trên tần xuất thường gặp và không bao gồm tất cả.

Không khuyến cáo bạn dùng thuốc này cùng với những loại thuốc sau đây dù chúng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Lomitapide;
  • Eliglustat;
  • Nilotinib;
  • Simeprevir;
  • Tocophersolan.
  • Aluminum Carbonate, Basic;
  • Aluminum Hydroxide;
  • Aluminum Phosphate;
  • Dihydroxyaluminum Aminoacetate;
  • Dihydroxyaluminum Sodium Carbonate;
  • Magaldrate;
  • Magnesium Carbonate;
  • Magnesium Hydroxide;
  • Magnesium Oxide;
  • Magnesium Trisilicate;
  • St John’s Wort.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ những thứ sau đây có thể gây ra nguy cơ tác dụng phụ nhất định nhưng có thể là không thể tránh khỏi trong một số trường hợp. Nếu sử dụng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng thuốc này hoặc cung cấp cho bạn hướng dẫn đặc biệt về việc sử dụng các thực phẩm, rượu, thuốc lá.

  • Nước táo;
  • Bưởi chùm;
  • Nước cam.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh thận – sử dụng một cách thận trọng vì các phản ứng có thể được tăng lên vì loại bỏ chậm hơn thuốc từ cơ thể.
  • Phenylketonuria – sử dụng một cách thận trọng.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Bạch cầu trong máu giúp chúng ta chống lại bệnh tật như thế nào?

Bạch cầu trong máu giúp chúng ta chống lại bệnh tật như thế nào?

Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ các tế bào. Các tế bào có kích thước, màu sắc khác nhau và kết hợp với nhau tạo thành các bộ phận như da, não, phổi,...

Đăng ngày: 23/08/2019
Tác dụng tuyệt vời của quả óc chó đối với sức khỏe

Tác dụng tuyệt vời của quả óc chó đối với sức khỏe

Quả óc chó là một thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đăng ngày: 23/08/2019
Nước mũi màu vàng là dấu hiệu bệnh gì?

Nước mũi màu vàng là dấu hiệu bệnh gì?

Nước mũi bình thường trong suốt và hơi dính. Tuy nhiên nếu nước mũi màu vàng liệu có phải chúng ta đã mắc bệnh và những căn bệnh nào có thể khiến nước mũi có màu vàng.

Đăng ngày: 23/08/2019
Hút thuốc lá điện tử có thể tạo ra các hóa chất độc hại làm hỏng mạch máu

Hút thuốc lá điện tử có thể tạo ra các hóa chất độc hại làm hỏng mạch máu

Theo một nghiên cứu mới, thuốc là điện tử thể tạo ra độc tố nguy hiểm làm giảm tạm thời lưu lượng máu và làm hỏng các mạch máu.

Đăng ngày: 23/08/2019
Piracetam là thuốc gì?

Piracetam là thuốc gì?

Thuốc Piracetam là thuốc được biết đến nhiều trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não và một số bệnh khác. Nhưng trên thực tế loại thuốc này còn bị lạm dụng với mục đích cải thiện nhận thức, tăng trí nhớ.

Đăng ngày: 22/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News