"Gã côn đồ" vô lối ở đại dương, thường xuyên bạo hành lũ cá
Lũ cá cảm thấy phiền hà khi bị bạch tuộc tấn công vô cớ, nhưng các nhà khoa học không rõ chúng có chịu tổn thương nào sau khi bị bạo hành không.
Bạch tuộc có thói quen tấn công các loài cá. (Ảnh: Getty Images).
Bạch tuộc và cá thường đi săn cùng nhau, cùng hưởng lợi từ sức mạnh của nhau. Nhưng thi thoảng những tên "côn đồ" đại dương có xúc tu lại tung những cú đấm trời giáng vào các đối tác.
Một cú đấm của bạch tuộc thường chuyển động nhanh, bùng nổ với một xúc tu hướng vào đối tượng cụ thể. Hành động nhanh gọn giúp bạch tuộc đỡ tiêu hao sức lực.
Trong nghiên cứu công bố mới đây, các nhà khoa học tới từ Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) ghi lại 8 video về các cuộc chiến giữa bạch tuộc và cá từ năm 2018 tới 2019 ở Biển Đỏ.
Trong đó 8 trường hợp có thể liên quan tới động cơ rõ ràng của bạch tuộc - bao gồm kiểm soát đối tác, hai vụ đối đầu dường như xuất phát từ hành vi bạo lực vô tội vạ của nó.
Các nhà nghiên cứu không thể xác định chắc chắn nguyên nhân dẫn tới các đợt tấn công vô cứ này, nhưng họ cho rằng đó có thể là "hành vi cay độc" hoặc một hình thức trừng phạt.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
