Mức độ phóng xạ không an toàn được tìm thấy trong cây trồng ở Chernobyl

Ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân năm 1986 vẫn có thể được tìm thấy trong các khu vực lân cận. Cụ thể là các loại cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch trồng ở khu vực này có chứa hai đồng vị phóng xạ - strontium 90 và cesium 137 - vượt quá giới hạn tiêu thụ an toàn.


Cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

David Santillo, một nhà khoa học pháp y về môi trường tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Greenpeace tại Đại học Exeter, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra sự ô nhiễm vẫn đang diễn ra trong khi Chính phủ đã đình chỉ chương trình giám sát hàng hóa phóng xạ vào năm 2013".

Santillo và các đồng nghiệp đã phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phóng xạ Xạ Nông nghiệp Ukraine, phân tích 116 mẫu ngũ cốc, được thu thập từ năm 2011 đến năm 2019, từ Ivankiv của Ukraine cách khoảng 50km về phía nam của nhà máy hạt nhân.

Khu vực này nằm ngoài "khu vực loại trừ" của Chernobyl, bán kính 48km xung quanh nhà máy đã được sơ tán vào năm 1986 và vẫn chưa có người ở.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các đồng vị phóng xạ, chủ yếu là strontium 90, ở trên mức tiêu thụ an toàn trong 48% mẫu. Họ cũng phát hiện ra rằng các mẫu gỗ được thu thập từ cùng một khu vực từ năm 2015 đến năm 2019, có mức strontium 90 trên mức giới hạn an toàn cho củi.

Không chỉ thế, các nhà khoa học còn tin rằng bức xạ còn tồn tại trong gỗ, đặc biệt, có thể là lý do khiến cây trồng tiếp tục bị ô nhiễm, gần 35 năm sau thảm họa. Khi phân tích tro gỗ từ các lò đốt củi họ phát hiện ra hàm lượng strontium 90 cao gấp 25 lần giới hạn an toàn.

Người dân địa phương sử dụng tro này, cũng như tro từ nhà máy nhiệt điện địa phương để bón cho cây trồng của họ và chúng tiếp tục luân chuyển bức xạ qua đất. Tuy nhiên, các mô phỏng trên máy tính cho thấy có thể trồng cây trong vùng ở mức "an toàn" nếu quá trình ô nhiễm lặp đi lặp lại này chấm dứt.

Các nhà nghiên cứu hiện đang kêu gọi chính phủ Ukraine khôi phục chương trình giám sát và tạo ra một hệ thống xử lý tro phóng xạ đúng cách.

"Sự ô nhiễm của ngũ cốc và gỗ được trồng ở Ivankiv vẫn là mối quan tâm lớn và cần được điều tra khẩn cấp hơn nữa", Valery Kashparov, Giám đốc Viện nghiên cứu phóng xạ Nông nghiệp Ukraine, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News