“Bể khử cảm giác”- Phương pháp thư giãn mới lạ, bạn đã thử chưa?
Chúng ta đã nghe nhiều về các loại bể khử trùng, giúp khử các chất gây ô nhiễm và độc tố, vậy bạn đã từng nghe qua về bể khử… cảm giác chưa? Loại bể này sử dụng như thế nào, có những tác dụng thú vị gì?... Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.
Bể khử cảm giác là gì?
Bể khử cảm giác (A sensory deprivation tank) là một bồn tắm cách âm và cách nhiệt có kích thước 8 x 5 ft. Nước trong bể lấy ý tưởng từ nước của Biển Chết, được pha muối Epsom (magie sulphat) với nhiệt độ khoảng 35°C. Mục đích của muối này là làm tăng mật độ của nước, nhờ đó người ta có thể dễ dàng nổi trên mặt nước.
"Bể khử cảm giác" - Bồn tắm đặc biệt giúp thư giãn sâu.
Đúng như tên gọi, bể được sử dụng để loại bỏ tất cả những cảm giác của con người, đưa tâm trí con người vào trạng thái thiền sâu. Không gian trong bể hơi tối và cực kì yên tĩnh, cả nhiệt độ của nước và không khí cũng tương tự như nhiệt độ cơ thể người, mang lại cảm giác như đang lơ lửng trong không trung. Bạn có thể ngâm mình trong bể từ 45 phút đến một tiếng để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Ngâm mình trong bể mang lại cảm giác như đang lơ lửng trong không trung.
Nguồn gốc của liệu pháp trị liệu khử cảm giác
John C. Lilly, một bác sĩ và nhà thần kinh học người Mỹ đã giới thiệu loại bể này vào năm 1954, như một phương pháp điều trị các rối loạn hành vi và sức khỏe. Phương pháp này sau đó đã nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều người sử dụng. Không chỉ có tác dụng thư giãn về tinh thần, bồn tắm này thậm chí còn hỗ trợ cai nghiện, đồng thời giúp giảm đau cơ và tăng hiệu suất tập luyện thể thao, rất được các vận động viên ưa chuộng.
Bồn tắm thần kì giúp chữa lành cả thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, "mất cảm giác" kéo dài đến vài ngày hoặc vài tuần trái lại là sự… tra tấn. Bằng chứng là nó được sử dụng từ xa xưa như một hình thức buộc tù nhân phải khuất phục. Việc biệt giam trong các nhà tù hiện đại cũng có tác dụng tương tự.
Trải nghiệm chơi game VR trong bể khử cảm giác
Gần đây, một nghiên cứu đã giới thiệu một cách thức chơi game chưa từng có: chơi game thực tế ảo (VR) khi đang "mất cảm giác".
Trong trò chơi này, những người tham gia nằm trong bể khử cảm giác và chơi trò chơi "hát trong cổ họng", một mình hoặc với những người chơi khác. Một người chơi (hoặc máy tính) bắt đầu ghi chú và những người khác cố gắng làm theo. Điểm số dựa trên mức độ tuân theo các ghi chú của người chơi. Mỗi người chơi có thể theo dõi cao độ và tần số của họ từ tai nghe VR. Kết quả là, người chơi tập trung cao độ hơn do không bị phân tâm từ những yếu tố bên ngoài, không những thế, nghiên cứu cũng cho thấy trò chơi này có tác dụng thiền định.
Chơi game VR trong bể khử cảm giác giúp tăng khả năng tập trung.
Có thể thấy, bể khử cảm giác chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một phương pháp trị liệu vừa mới lạ lại đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đang sử dụng thuốc, chỉ cần tham khỏa trước ý kiến của bác sĩ và an tâm sử dụng.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
