Gan có thể "ăn tranh" protein của não
Các nhà nghiên cứu phát hiện, trong cơ thể người, gan có thể "ăn tranh" của não. Đây có thể là nguyên nhân khiến những người bị béo bụng đối mặt với nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ về sau trong đời cao hơn gấp 3 lần các bạn đồng lứa sở hữu vòng 2 săn chắc.
Theo nghiên cứu mới của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Rush (Chicago, Mỹ), trong cơ thể động vật, cả gan và vùng não phụ trách trí nhớ hippocampus đều "thèm khát" một loại protein có tên gọi PPARalpha. Gan sử dụng PPARalpha để đốt cháy chất béo tích tụ thành mỡ bụng, trong khi vùng não hippocampus dùng protein này để xử lý việc ghi nhớ và học hỏi.
Các chuyên gia nhận thấy, ở những người bị béo bụng hay có lượng mỡ tích tụ quanh vùng bụng lớn, gan cần phải làm việc quá giờ để chuyển hóa chất béo và sử dụng hết tất cả PPARalpha. Quá trình này diễn ra như sau: trước hết gan "ăn mòn" các kho dự trữ protein tại chỗ, sau đó càn quét nguồn cung ở những nơi còn lại khắp cơ thể, kể cả bộ não.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu thiếu hụt protein PPARalpha, quá trình ghi nhớ của bộ não sẽ gặp trục trặc. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Quá trình trên về cơ bản ngốn ngấu cả "thức ăn" PPARalpha của bộ não, "bỏ đói" vùng hippocampus và do đó cản trở sự ghi nhớ và học hỏi. Đây có thể lí do dẫn tới mối quan hệ giữa việc béo bụng với chứng mất trí nhớ.
Theo tạp chí Cell Reports, nhóm nghiên cứu của Đại học Rush đã nuôi những con chuột bị thiếu hụt protein PPARalpha. Một số con chuột sở hữu lượng PPARalpha bình thường trong gan nhưng bị suy giảm protein này ở não bộ, nên có khả năng ghi nhớ cũng như học hỏi rất kém. Số chuột còn lại có lượng PPARalpha bình thường ở não nhưng suy giảm ở gan, đã cho thấy trí nhớ bình thường.
Khi các nhà nghiên cứu tiêm PPARalpha vào vùng não hippocampus của những con chuột bị thiếu hụt protein này, khả năng học hỏi và ghi nhớ của chúng đã được cải thiện.
Gióo sư thần kinh học Kalipada Pahan - người đứng đầu nghiên cứu tuyên bố, khám phá của ông và các cộng sự ám chỉ, PPARalpha mở ra triển vọng về một phương pháp chữa trị mới đối với chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer cũng như các trục trặc liên quan đến khả năng nhận thức và ghi nhớ. Ông Pahan cũng nhấn mạnh, cần có thêm nghiên cứu để xem chúng ta có thể duy trì lượng PPARalpha bình thường trong bộ não như thế nào để chống lại chứng mất trí nhớ.

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.
