Găng tay bọc thép "phi thường" thế kỷ 14 được khai quật ở Thụy Sĩ

Một chiếc găng tay bọc thép độc đáo có từ thế kỷ 14 được bảo quản tốt vừa được phát hiện tại Lâu đài Kyburg ở Pfäffikon, Thụy Sĩ.

Phát hiện khảo cổ mới này được coi là hiếm hoi, vì cho đến nay chỉ có 5 chiếc găng tay khác cùng thời được phát hiện ở Thụy Sĩ, nhưng không có chiếc nào được bảo quản tốt như chiếc găng tay vừa được tìm thấy ở Lâu đài Kyburg.

Theo cơ quan cơ sở hạ tầng bang Zurich, chiếc găng tay bọc thép cổ này được người xưa chế tạo để đeo ở tay trái. Nó được bảo quản rất tốt, với nhiều chi tiết thiết kế và trang trí có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường. Các quan chức Zurich phỏng đoán rằng, đây có thể là loại găng tay bọc thép được sử dụng bởi binh lính và hiệp sĩ Châu Âu cổ xưa.

Găng tay bọc thép phi thường thế kỷ 14 được khai quật ở Thụy Sĩ
Một chiếc găng tay bọc thép độc đáo có từ thế kỷ 14 được bảo quản tốt vừa được phát hiện tại Lâu đài Kyburg ở Pfäffikon, Thụy Sĩ. (Ảnh: Cơ quan cơ sở hạ tầng bang Zurich).

Được chế tạo với sự chú ý tỉ mỉ đến độ bền và tính linh hoạt, chiếc găng tay bọc thép này kết hợp nhiều thành phần khác nhau ghép nối lại với nhau. Thực tế, chúng là các tấm kim loại riêng lẻ được sắp xếp giống như vảy, các bộ phận này được kết nối thông qua các đinh tán để tạo ra một chiếc găng tay linh hoạt, dễ thích ứng khi đeo vào tay.  Điều này cũng phần nào phản ánh trình độ kỹ năng thiết kế đỉnh cao của người xưa trong thời đại đó.

Lorena Burkhardt, người đứng đầu dự án khai quật mới, nhận xét: “Phát hiện này rất gây sốc do độ tuổi và tình trạng bảo quản của nó. Bởi hầu hết các găng tay được phát hiện trước đó đều có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ 15”. 

Hiện tại, vẫn còn nhiều câu hỏi chờ giải mã xoay sự phát triển của loại hình thiết kế này, chủ nhân của phát minh găng tay thép này là ai, ai là người dùng nó, còn bao nhiêu cái tương tự có thể được tìm thấy trên khắp Thụy Sĩ?... Lorena Burkhardt cũng thừa nhận rằng, công việc khám phá đang ở giai đoạn đầu nhằm mục đích hiểu thêm về sự hiếm có của những đồ vật này trong thời Trung Cổ. Chiếc găng tay bọc thép mới hiện đang được lưu giữ tại văn phòng khảo cổ học ở Dubendorf.

Ngoài chiếc găng tay bọc thép kể trên, cuộc khai quật khảo cổ mới trong khu vực Lâu đài Kyburg ở Pfäffikon, Thụy Sĩ còn phát hiện ra một hầm dệt thời Trung Cổ chứa ba khung dệt, vốn bị hỏa hoạn phá hủy vào thế kỷ 14. Ngoài ra, một lò rèn của thợ rèn bí ẩn cũng được phát hiện cùng với hơn 50 đồ vật kim loại được bảo quản tốt bao gồm búa, chìa khóa, bản lề, bút viết, máy khoan cầm tay và đầu đạn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bí mật từ mộ Lương Sơn Bá, sự thật về thiên tình sử với Chúc Anh Đài mới gây bất ngờ!

Phát hiện bí mật từ mộ Lương Sơn Bá, sự thật về thiên tình sử với Chúc Anh Đài mới gây bất ngờ!

Một ngôi mộ có tên Lương Sơn Bá đã được tìm thấy và tiến hành khai quật. Tuy nhiên, cũng từ đây sự thật về nhân vật này được tiết lộ, khác hẳn trên phim ảnh.

Đăng ngày: 23/01/2024
Lộ diện kho báu 45.000 năm từ người đầu tiên khai phá Trung Quốc

Lộ diện kho báu 45.000 năm từ người đầu tiên khai phá Trung Quốc

Đó là một kho báu có giá trị vô song về nhiều mặt, đem lại hiểu biết chưa từng có về thời kỳ quan trọng của người Homo sapiens.

Đăng ngày: 22/01/2024
Xây chung cư, phát hiện

Xây chung cư, phát hiện "kho báu cực khủng" với 100.000 món cổ vật

Kho báu khảo cổ 9.000 năm tuổi được mô tả là phát hiện " có thể viết lại lịch sử định cư của con người ở Brazil".

Đăng ngày: 22/01/2024
Một thành phố ở Trung Quốc bỗng dưng

Một thành phố ở Trung Quốc bỗng dưng "già" thêm 600 tuổi

Lịch sử hình thành thành phố Nam Kinh ở Trung Quốc được kéo dài thêm hơn 600 năm sau khi các di tích khảo cổ mới được phát hiện.

Đăng ngày: 21/01/2024
Cận cảnh 5 bảo vật quốc gia mới của Hoàng thành Thăng Long và Cổ Loa

Cận cảnh 5 bảo vật quốc gia mới của Hoàng thành Thăng Long và Cổ Loa

Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận 29 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia (đợt 12), Trong đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có có 5 bảo vật.

Đăng ngày: 20/01/2024
Trái đất như thế nào trong thời đại côn trùng khổng lồ?

Trái đất như thế nào trong thời đại côn trùng khổng lồ?

Hơn 300 triệu năm trước, trước thời đại khủng long khổng lồ, Trái đất là ngôi nhà của những loài côn trùng khổng lồ.

Đăng ngày: 18/01/2024
Phát hiện hóa thạch tê tê khủng long nặng 200kg ở Argentina

Phát hiện hóa thạch tê tê khủng long nặng 200kg ở Argentina

Một nhóm khảo cổ học Argentina vừa phát hiện hóa thạch tứ chi còn nguyên vẹn của loài tê tê khủng long nặng 200kg sống cách đây 500.000 năm ở thành phố San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 170km.

Đăng ngày: 18/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News