Gạo vo kỹ liệu có giảm dinh dưỡng?

Gạo lứt hay gạo trắng đều nhiều canxi, vitamin, chất khoáng nhưng vo kỹ hoặc xay xát nhiều, bảo quản không đúng khiến dinh dưỡng bị hao hụt.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, cho biết gạo trắng là gạo thông thường (gạo tẻ, gạo nếp) mà chúng ta vẫn nấu ăn hàng ngày nhưng đã được xay xát lớp vỏ cám bên ngoài đi, chỉ còn lõi gạo màu trắng. Gạo trắng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như magiê, vitamin, sắt, canxi, protein, carbohydrate... và là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt Nam.


 Gạo vo quá kỹ hoặc cho nhiều nước để vo rồi gạn bớt đều làm mất nhiều chất dinh dưỡng.

Gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng hơn do không qua quá trình xay xát. Một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt, giúp điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch nhưng ăn nhiều có thể gây khó tiêu.

Theo lương y, gạo lứt hay gạo trắng đều giàu dinh dưỡng, tùy vào nhu cầu của mỗi người để lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, qua quá trình xay, giã, 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.

Cùng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng giá trị dinh dưỡng của gạo thay đổi tùy thuộc vào giống, điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng không đúng cách cũng khiến nguồn dinh dưỡng trong gạo bị hao hụt.

"Đặc biệt, trong quá trình xay xát, bảo quản và nấu nướng cũng khiến giá trị dinh dưỡng trong gạo bị giảm đáng kể, nhất là các vitamin", bác sĩ nói.

Ví dụ, lượng protein trong gạo khoảng 7-8%, thay đổi tùy thuộc vào độ xay xát, gạo xát càng trắng thì tỷ lệ protein càng thấp. Albumin và globulin là thành phần chính trong protein của gạo. Lượng protein trong gạo thấp hơn trong lúa mì và ngô, tuy nhiên giá trị sinh học của gạo lại cao hơn.

Ngoài ra, gạo vo quá kỹ hoặc cho nhiều nước để vo rồi gạn bớt đều làm mất nhiều chất dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng thiếu vitamin B1 không những hay gặp ở những vùng ăn gạo ngập nước lâu ngày, mà còn gặp ở những nơi dùng bột ngũ cốc khác có tỷ lệ xay xát cao. Do đó, không xay xát gạo quá trắng. Khi vo gạo, không nên xát mạnh tay, chỉ nên rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại trừ sâu, sạn.

Nên dùng nước sôi để nấu cơm thay cho dùng nước lạnh. Trường hợp nấu cơm bếp ga, khi cơm sôi nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với không khí làm phá hủy thêm các vitamin trong gạo.

Gạo để lâu dễ bị mốc do vi nấm sinh độc tố aflatoxin, lâu ngày dẫn đến bệnh tật. Để bảo quản, nên đóng trong túi nilon, mở túi lấy gạo xong phải buộc chặt. Nơi bảo quản gạo phải mát, thoáng khí, không ẩm ướt. Gia đình nên theo dõi thùng gạo thường xuyên, tránh tình trạng ẩm mốc hư hỏng, để đảm bảo sức khỏe các thành viên trong nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News