Gấu nước có thể sống sót khi bắn từ miệng súng
Hai nhà nghiên cứu ở Đại học Kent phát hiện gấu nước có thể sống sót dưới lực tác động ở tốc độ 825m/s.
Trong nghiên cứu công bố hôm 21/5 trên tạp chí Astrobiology, Alejandra Traspas và Mark Burchell mô tả các thí nghiệm mà họ tiến hành bao gồm bắn những hộp nhỏ chứa gấu nước ở tốc độ cao vào mục tiêu làm từ cát.
Gấu nước ở trạng thái hoạt động. (Ảnh: Plos One).
Gấu nước là động vật nhỏ 8 chân có chiều dài khoảng 0,1 cm. Tên gọi "gấu nước" bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Gấu nước nổi tiếng với sức sống bền bỉ. Chúng là động vật đầu tiên sống sót ngoài không gian, có thể tồn tại 10 năm mà không cần nước, chịu được nhiệt độ và áp suất cực hạn (bao gồm nước sôi) và lượng bức xạ UV chí mạng đối với phần lớn động vật khác. Để làm được điều đó, gấu nước thường cuộn tròn thành hình cầu và tiến vào trạng thái giống như đang ngủ đông. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn biết liệu chúng có thể sống sót dưới tác động ở tốc độ cao hay không.
Nhóm nghiên cứu thu thập 20 mẫu vật gấu nước và đưa chúng vào môi trường lạnh sâu để chúng tiến vào trạng thái ngủ đông. Sau đó, họ chia chúng theo từng nhóm 2 - 3 con, đặt trong hộp mỏng chứa nước. Họ đặt những hộp này bên trong hộp hình trụ lớn hơn đóng vai trò như vỏ đạn của một loại súng hai tầng chuyên dụng. Loại súng này được đặt trong buồng chân không và nhắm vào mục tiêu bằng cát. Súng hoạt động ở nhiều tốc độ khác nhau để tìm hiểu tác động của mỗi tốc độ lên gấu nước.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy gấu nước bắn từ súng ở tốc độ 825m/s có thể tỉnh lại sau khi lấy ra từ hộp chứa. Những cá thể chịu tác động ở tốc độ cao hơn bị xé thành nhiều mảnh và không thể sống sót. Từ đó, nhóm nghiên cứu suy đoán gấu nước chắc chắn không thể sống sót sau va chạm với một hành tinh nếu bám vào thiên thạch, bởi va chạm thường xảy ra ở tốc độ cao hơn sức chịu đựng của chúng.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Điều ít biết về loài ngựa “nổi danh” trong chiến trận Việt Nam
Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến, nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.
