Gấu ở Nga mắc kẹt trong trạng thái "nửa tỉnh, nửa mơ"
Vùng Amur ở phía đông nước Nga đang chứng kiến nhiệt độ cao bất thường, khiến loài gấu rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Ngủ đông (thường bắt gặp ở loài gấu) là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật nhằm giảm mức trao đổi chất xuống thấp nhất có thể. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày, hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông lạnh giá.
Trong quá trình ngủ đông, điển hình như gấu - đại diện cho một số loài động vật - sẽ giảm bớt các hoạt động trao đổi chất, thân nhiệt và nhịp thở xuống mức rất thấp. Lúc này, năng lượng sử dụng để duy trì sự sống được lấy chủ yếu từ chất béo mà chúng tích trữ từ mùa thu.
Một số cá thể gấu rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, tình cảnh trớ trêu đã xảy đến với những con gấu ở vùng Amur, miền đông nước Nga, khi nhiệt độ khu vực trở nên ấm bất thường, khiến cơ thể chúng không thể chuyển về trạng thái ngủ đông.
Cơ quan bảo tồn động vật hoang dã vùng Amur cho biết, một số cá thể gấu đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Cụ thể, chúng được tìm thấy trong trạng thái đi bộ loanh quanh, nửa mơ nửa tỉnh gần khu vực xây tổ, và dường như đang chờ nhiệt độ giảm xuống để tiếp tục giấc ngủ đông của mình.
"Những con gấu không thể ngủ đông, dù đã chuẩn bị sẵn lượng mỡ dự trữ", cơ quan này cho biết.
Oivind Toien, nhà sinh lý học động vật tại Viện Sinh học Bắc Cực thuộc Đại học Alaska Fairbanks, cho biết đây là một sự gián đoạn hết sức nguy hiểm, vì ngủ đông là hoạt động cần thiết của loài gấu tại các khu vực lạnh giá.
"Đối với gấu, đặc biệt là các cá thể nhỏ, đang phát triển, đều cần ngủ đông vì hoạt động này sẽ ổn định tốc độ trao đổi chất của chúng", Toien chia sẻ. "Nếu không ngủ được, chúng sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, và có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển lâu dài".
Chuyên gia này cho hay, gấu thường bắt đầu ngủ đông từ khoảng cuối tháng 10, nhưng mỗi cá thể sẽ tự quyết định khi nào nó sẵn sàng làm chuyện này.
Giấc ngủ dài đồng nghĩa với việc gấu cần phải tích trữ đủ chất béo dự trữ để vượt qua mùa đông. Khi nguồn cung cấp thực phẩm bắt đầu cạn kiệt và nhiệt độ bắt đầu giảm, gấu biết rằng đã đến lúc phải về tổ của mình.
Thông thường, gấu sẽ bắt đầu rời khỏi hang khi thời tiết ấm lên vào mùa xuân. Nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời gian ngủ đông của loài gấu nói chung đang ngắn dần.

Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?
Hổ là loài động vật xuất hiện trong văn hóa lâu đời của các nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, hổ luôn là đối tượng của sự sợ hãi và hình ảnh của chúng thường tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.
