Gene vi trùng lao trong xác ướp 200 năm

Với ADN vi trùng lao tìm được trong xác ướp 200 tuổi, giới chuyên gia hy vọng sẽ tìm ra phương pháp mới điều trị lao nhiễm nhiều chủng cùng lúc.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh) đã khai quật được các chuỗi gene vi trùng lao trong mô phổi của một xác ướp suốt 2 thế kỷ, nhờ kỹ thuật gọi là metagenomics, tức hệ gene cộng đồng hoặc hệ gene môi trường. Dòng vi khuẩn lao được truy xuất từ xác ướp đã cung cấp một cơ hội hiếm hoi cho phép giới chuyên gia có thể nghiên cứu mầm bệnh nguy hiểm vào thời điểm trước khi có thuốc kháng sinh và trước khi căn bệnh lan rộng trong giai đoạn cách mạng công nghiệp.

Mẫu ADN được lấy từ phổi của xác một phụ nữ Hungary tên Terézia Hausmann, qua đời ở tuổi 28 vào tháng 12/1797. Di hài của bệnh nhân này đã được tìm thấy tại một hầm mộ ở thị trấn Vác (Hungary) vào năm 1994, cùng với 242 xác khác cũng trong tình trạng được bảo tồn tự nhiên, một số vẫn mang trên người quần áo được liệm chung với họ. Ban đầu, các nhà khoa học đã thực hiện những cuộc phân tích phân tử của một mẫu ngực lấy từ xác ướp trên, và suy ra rằng cô này chết vì bệnh lao. Lúc đó, họ cho rằng có thể tìm được mẫu ADN của vi trùng lao, nhiều khả năng được bảo tồn đặc biệt tốt trong cơ thể người xấu số. Cho đến mới đây, nhóm chuyên gia của đại học trên đã dùng phương pháp hệ gene cộng đồng để mô tả chuỗi ADN của vi trùng gây bệnh cực kỳ nguy hiểm này.

Gene vi trùng lao trong xác ướp 200 năm
Xác ướp của Terézia Hausmann đã cung cấp thông tin có thể giúp điều trị lao đa nhiễm - (Ảnh: Morbid Anatomy)

Phát hiện trên có thể giúp giới khoa học nghiên cứu tầm quan trọng của các ca lây nhiễm nhiều chủng lao cùng lúc, đặc biệt trong thời bùng nổ dịch bệnh chết người, từ đó mở đường cho những phương pháp mới giúp điều trị lao đa nhiễm. Tuy nhiên, mọi việc không hề diễn ra suôn sẻ ngay từ đầu. Đội ngũ chuyên gia, trong đó bao gồm các nhà khoa học đến từ Đại học London, Viện Bảo tàng Vác và Budapest, đã đối mặt với thách thức khó nuốt khi xác định ADN khuẩn lao trong một mẫu vật lịch sử. May mắn đã mỉm cười khi họ áp dụng kỹ thuật hệ gene cộng đồng, tránh được những quá trình phức tạp và không đáng tin cậy nếu sử dụng vi khuẩn hoặc khuếch đại ADN. Các kết quả cho thấy bệnh nhân trên bị nhiễm 2 dòng trực khuẩn lao khác nhau.

Đây được xem là phát hiện quan trọng trong việc lần theo quá trình tiến hóa của vi trùng lao và có thể là chìa khóa giúp con người chống lại căn bệnh đã cướp đi gần 1,5 triệu sinh mạng vào năm 2010, theo Tổ chức Y tế thế giới. Mark Pallen, Giáo sư của Đại học Warwick, cho hay: “Hầu hết các nỗ lực khác nhằm khôi phục chuỗi gene từ các mẫu vật lịch sử hoặc mẫu vật cổ đều đối mặt với nguy cơ tạp nhiễm, do dựa vào kỹ thuật khuếch đại ADN trong phòng thí nghiệm". Theo báo cáo trên chuyên san New England Journal of Medicine, kỹ thuật hệ gene cộng đồng đã giúp loại bỏ được những rủi ro trên, thông qua một phương pháp đơn giản nhưng cung cấp nhiều thông tin cho các nhà nghiên cứu. Cách tiếp cận tương tự đã được một nhóm các nhà khoa học khác vận dụng để khai quật gene gây bệnh hủi từ mẫu vật lịch sử cách đây vài tuần.

Như đã nói, các xác ướp trong hầm mộ Hungary đã được tìm thấy vào năm 1994, được đặt nằm trong các quan tài gỗ với những hình vẽ đầu lâu bên ngoài. Những cơ thể này được bảo dưỡng một cách tự nhiên do nhiệt độ thấp và môi trường ẩm thường xuyên cũng như áp suất không khí bên trong hầm mộ, và dần khô đi, theo Đài Fox News. Gần 90% số xác ướp từ trẻ con đến người trên 65 tuổi, có dấu hiệu nhiễm khuẩn lao trong một thời điểm nào đó của đời sống, và 35% bị nhiễm khi qua đời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News