Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là thức ăn rất sẵn ở miền núi nhất là ở những nơi có rừng tre, nứa, bương, trúc... Từ măng,

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng (Ảnh: n.ec21)

chế biến được nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị núi rừng: canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò lợn, măng nấu xáo vịt. Vậy, giá trị dinh dưỡng của măng được đánh giá như thế nào và măng có độc hay không?

Về giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau tươi. Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin, nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn. Măng khô, do phơi khô bớt nước nên tỷ lệ các chất dinh dưỡng cũng cao hẳn lên.

Trong măng tươi có chất độc phải chú ý đề phòng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.

Nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi, măng còn lại ăn vừa ngon vừa không còn chất độc. Cũng vì vậy ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi chế biến không đúng cách chưa loại bỏ được acid xyanhydric, còn ăn măng ngâm nước, măng chua hoặc măng đã phơi khô không xảy ra ngộ độc có trong măng của nhân dân ta.

Thành phần dinh dưỡng của những loại măng thường dùng:

  • Trong 100g măng tre tươi có 92g nước, 1,7g protid, 1,7g glucid, 4,1 g là chất xơ (xenluloza).
  • Trong 100g măng nứa tươi có 92g nước, 1,9g protid, 1,7g glucid, 3,9g chất xơ.
  • Trong 100g măng vầu tươi có 91 g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ.
  • Trong 100g măng ngâm chua có 92,8g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ.
  • Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News