Giấc mơ sống động có ích cho trí nhớ
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Kết luận trên một lần nữa khẳng định những bằng chứng gần đây cho rằng giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) – khoảng thời gian các giấc mơ sống động nhất xuất hiện – đóng vai trò quan trọng đối với khả năng củng cố trí nhớ của não bộ. Giấc ngủ hằng đêm của chúng ta trung bình có 4-5 chu kỳ REM như thế và chúng có khuynh hướng dài hơn khi trời càng về sáng. Điều này đồng nghĩa với việc người ngủ ít hơn 7-8 tiếng sẽ thiếu giai đoạn ngủ REM và do đó ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ kí ức nguyên vẹn.
Trong nghiên cứu của Đại học California, những người tham gia được yêu cầu tìm một từ liên quan với cả 3 từ mà các nhà khoa học đưa ra. Sau lần làm bài đầu tiên, các tình nguyện viên được nghỉ ngơi. Một số ngủ một lát, số khác ngủ sâu để đạt đến giai đoạn REM và số còn lại chỉ ngồi thư giãn. Sau đó, họ làm lại bài tập trên, nhóm ngủ đến giai đoạn REM làm tốt hơn hơn đến 40%, trong khi hai nhóm còn lại không tiến bộ gì.