Giải cứu nhím béo mắc kẹt trong cống nước không thể thoát thân

Lực lượng cứu hộ Anh phải can thiệp vào vụ giải cứu hy hữu vì một con nhím béo bị mắc kẹt trong cống nước.

Lực lượng cứu hộ động vật và lính cứu hỏa đã phản ứng với một tình huống bất thường ở Anh khi một con nhím được tìm thấy bị mắc kẹt trong cống rãnh ở bãi đậu xe.

Đại diện lực lượng cứu hộ động vật hoang dã chia sẻ trong một bài đăng trên Facebook rằng lực lượng cứu hộ đã đến bãi đậu xe Seaford, East Sussex, Anh, sau khi nhận được tin báo của cư dân về một con nhím bị mắc kẹt trong cống.

Giữa các khối bê tông chạy ngang bãi đậu xe có khe nhỏ được thiết kế để cho phép nước chảy vào hay thoát ra ngoài. Nhóm cứu hộ cho biết họ không thể biết con nhím đã vào cống bằng cách nào.

Các nhân viên cứu hộ đã sử dụng thiết bị để phá vỡ một phần khối bê tông và giải cứu con nhím. Con nhím may mắn còn sống sau nhiều giờ mắc kẹt

Lực lượng cứu hộ biết con nhím đang được các bác sĩ thú y theo dõi để đảm bảo không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe và cuối cùng sẽ được thả trở lại tự nhiên.

Trước đó, trên một khu vực xây dựng ở St Albans, Hertfordshire, Anh, một chú nhím may mắn còn sống sau khi rơi xuống hố đất sét và được công nhân xây dựng giải cứu.

Hố đất sét là địa điểm "tử thần" đối với nhím và một số loài động vật nhỏ nếu không được giải cứu. Công nhân xây dựng tại hiện trường đã báo đến tổ chức từ thiện động vật địa phương London Colney Hedgehog Rescue.

Giải cứu nhím béo mắc kẹt trong cống nước không thể thoát thân
Nhím bị rơi vào hố đất sét không thể thoát thân

Ở đó, các tình nguyện viên đã nhanh chóng làm sạch, chăm sóc cho chú nhím, họ đặt tên cho nó là Clayla. Phải mất hơn nửa giờ đồng hồ mới có thể nhẹ nhàng rửa trôi lớp đất sét.

Esther Chant, thành viên của tổ chức từ thiện cho biết: "Vì cơ thể con nhím quá lạnh nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc tháo lớp đất sét bao quanh người nó. Nếu chúng tôi làm ấm nó trước, như cách sơ cứu thông thường khi đến nơi, đất sét sẽ khô cứng. Chúng tôi cũng phải cẩn thận để nó không hút phải nước bùn. Chúng tôi giữ con nhím lại tại trung tâm cứu hộ để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe của nó đủ tốt trước khi được đưa về một khu vườn gần đó".

Các nhà xây dựng địa điểm đã để lại những tấm ván làm cầu nối, để giúp động vật hoang dã có thể tự tìm cách trèo ra ngoài nếu chúng gặp khó khăn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuột lang khổng lồ xâm lấn khu dân cư, hoành hành tại Argentina

Chuột lang khổng lồ xâm lấn khu dân cư, hoành hành tại Argentina

Những đàn chuột lang nước đang hoành hành tại vùng Nordelta của Argentina, phá hỏng bãi cỏ công cộng, tấn công vật nuôi và gây tai nạn giao thông.

Đăng ngày: 01/09/2021
Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng

Nghiên cứu mới cho thấy gấu nước di chuyển tựa côn trùng, làm dấy lên câu hỏi liệu hai loài có tổ tiên chung?

Đăng ngày: 01/09/2021
Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

Một số loài động vật sinh sống tại vùng hoang mạc khô cằn, không có ao hồ để uống nước, giữ ẩm cho cơ thể.

Đăng ngày: 31/08/2021
Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông

Mặc dù có hình dáng xấu xí, nhưng vai trò của nó trong hệ sinh thái là rất quan trọng.

Đăng ngày: 31/08/2021
Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Chúng là một loài xâm lấn và là loài cá nước ngọt lớn nhất tại Châu Âu, loài cá da trơn này cực kỳ hung dữ, chúng gây ra mối đe dọa rất lớn đối với hệ sinh thái sông hồ ở nhiều quốc gia.

Đăng ngày: 30/08/2021
Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Husum Red Pied là một giống lợn quý hiếm được biết tới với biệt danh lợn biểu tình Đan Mạch.

Đăng ngày: 30/08/2021
Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Đứng trước tình trạng khan hiếm thức ăn, những con cóc mía đã phải ăn thịt chính đồng loại của mình, và điều này cũng tạo ra một áp lực tiến hóa để phát triển đối với chúng.

Đăng ngày: 29/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News