Giải mã bí ẩn những miệng hố phát nổ ở Siberia

Các nhà khoa học đưa ra cách lý giải mới về những miệng hố phát nổ khổng lồ dường như xuất hiện ngẫu nhiên trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia.

Những miệng hố kỳ lạ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012 ở vùng hẻo lánh của Siberia là vấn đề khiến giới nghiên cứu bối rối. Chúng có thể rất lớn với chiều rộng gần 20m và độ sâu hơn gần 49m, thổi bay nhiều khối đất đá lớn văng xa hàng trăm mét. Một số báo cáo cho biết có thể nghe thấy vụ nổ từ khoảng cách 96,6km. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng khí tự nhiên nóng rò rỉ từ nguồn dự trữ dưới lòng đất có thể là thủ phạm gây ra vụ nổ, Business Insider hôm 15/1 đưa tin. Phát hiện có thể lý giải tại sao miệng hố chỉ xuất hiện ở một số vùng cụ thể ở Siberia.

Giải mã bí ẩn những miệng hố phát nổ ở Siberia
Một thành viên đoàn thám hiểm đứng ở rìa miệng hố phát nổ mới hình thành trên bán đảo Yamal. (Ảnh: Reuters).

Khu vực này nổi tiếng với nguồn dự trữ khí tự nhiên cực lớn dưới lòng đất, theo trưởng nhóm nghiên cứu Helge Hellevang, giáo sư địa khoa học môi trường ở Đại học Oslo tại Na Uy. Đất đóng băng vĩnh cửu giữ lại nhiều vật liệu hữu cơ. Khi nhiệt độ tăng, đất rã đông, tạo điều kiện cho lớp phủ phân hủy. Quá trình đó giải phóng khí methane.

Vì vậy, các nhà khoa học suy đoán khí methane rò rỉ từ đất đóng băng là nguyên nhân phía sau miệng hố phát nổ. Đây cũng là quá trình dẫn tới thermokarst, hồ xuất hiện ở khu vực đất đóng băng tan chảy với bong bóng khí methane có thể đốt cháy. Nhưng điều này không giải thích tại sao miệng hố phát nổ mang tính cục bộ như vậy. Tính đến nay, giới nghiên cứu mới xác định 8 miệng hố, tất cả đều nằm trong khu vực cụ thể là bán đảo Yamal và Gydan ở phía tây Siberia thuộc miền bắc nước Nga. Ngược lại, hồ thermokarst xuất hiện ở các khu vực đa dạng, bao gồm Canada.

Hellevang và cộng sự nêu giả thuyết khí gas nóng rò rỉ qua một số đứt gãy địa chất, tích tụ bên dưới lớp đất đông cứng, làm nóng đất đóng băng từ bên dưới. Cột khí nóng góp phần rã đông đất đóng băng, khiến nó yếu hơn và dễ sụp đổ hơn. Theo Hellenvang, vụ nổ chỉ có thể xảy ra nếu đất đóng băng đủ mỏng và yếu để phá vỡ.

Cùng lúc, nhiệt độ tăng làm chảy lớp đất đóng băng ở trên cùng. Điều này tạo ra điều kiện hoàn hảo để khí gas thoát ra đột ngột, kích hoạt vụ nổ hoặc cơ chế sụp đổ dưới tác động của áp suất. Quá trình tạo ra miệng hố. Khu vực tây Siberia chứa đầy mỏ khí gas, phù hợp với giả thuyết của Hellevang và cộng sự.

Theo mô hình của nhóm nghiên cứu, nhiều miệng hố có thể ra đời và biến mất do nước và đất gần đó lấp đầy chỗ trống. "Đây là một vùng rất xa xôi, vì vậy chúng ta không biết con số thực sự. Nếu bạn xem ảnh vệ tinh của bán đảo Yamal, có hàng nghìn vùng lõm dạng đĩa tròn như vậy. Phần lớn hoặc tất cả có thể là thermokarst, nhưng chúng cũng có thể là miệng hố hình thành trước đó", Hellenvang nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tạo ra độ 0 tuyệt đối có khả thi không?

Tạo ra độ 0 tuyệt đối có khả thi không?

Với công nghệ hiện tại, con người không thể tạo ra độ 0 tuyệt đối và đo đạc chính xác mức nhiệt thấp như vậy.

Đăng ngày: 16/01/2024
Những siêu lục địa có thể xuất hiện trên Trái đất trong tương lai

Những siêu lục địa có thể xuất hiện trên Trái đất trong tương lai

Giới chuyên gia dự đoán siêu lục địa có thể hình thành trên Trái Đất sau hàng trăm triệu năm nữa theo hai cách, kéo theo những điều kiện khí hậu vô cùng khác biệt.

Đăng ngày: 13/01/2024
NASA trình làng máy bay siêu thanh

NASA trình làng máy bay siêu thanh "yên tĩnh" thương mại

X-59 Quest là máy bay siêu thanh được NASA hợp tác với Lockheed Martin phát triển, nó có thể đạt tốc độ 1.489 km/h.

Đăng ngày: 13/01/2024
Nhiếp ảnh gia canh chờ 6 năm bắt một khoảnh khắc đáng kinh ngạc của Mặt trăng

Nhiếp ảnh gia canh chờ 6 năm bắt một khoảnh khắc đáng kinh ngạc của Mặt trăng

Một nhiếp ảnh gia phải đợi tận 6 năm để thu về khoảnh khắc 3 chiều của Mặt Trăng 'đậu' trên đỉnh Vương cung thánh đường Superga (Italy). NASA ngay lập tức chia sẻ bức ảnh này.

Đăng ngày: 13/01/2024
Camera chụp một bức ảnh kéo dài 1.000 năm

Camera chụp một bức ảnh kéo dài 1.000 năm

Camera với thiết kế đơn giản được đặt trên đồi Tumamoc để ghi lại những thay đổi về cảnh quan trong suốt một thiên niên kỷ.

Đăng ngày: 12/01/2024
Trung Quốc sắp ra mắt nguyên mẫu tàu viên đạn 450km/h

Trung Quốc sắp ra mắt nguyên mẫu tàu viên đạn 450km/h

Mẫu tàu viên đạn mới nhất trong dòng Fuxing có thể đạt tốc độ 450 km/h, đồng thời thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hơn các phiên bản trước đó.

Đăng ngày: 12/01/2024
Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

https://www.popularmechanics.com/science/health/a45806743/highest-temperature-a-human-can-survive/

Đăng ngày: 11/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News