Giải mã bí mật có thể thuần hóa động vật hoang dã

Các chuyên gia di truyền của Viện Tế bào và Di truyền học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã giải mã được cơ chế của việc thuần hóa động vật nhờ tìm thấy trong một con cáo nâu-đen thuần hóa một loại nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm về “hành vi theo lệnh tay".

>>> Tại sao không thể thuần hóa hổ hay tê giác?
>>> Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

ADN ở nhiễm sắc thể cáo giống hệt như trong nhiễm sắc thể của chó, loài vật trong quá trình tiến hóa đã từ chó sói được con người thuần dưỡng thành chó nhà.

Trong thí nghiệm giải mã bộ gene của con cáo nâu-đen thuần dưỡng trên, các nhà khoa học ghi nhận các chuỗi ADN liên tiếp chung giữa nó và loài chó. Sau đó, hơn một nghìn con vật tại trang trại chăn nuôi được tiến hành thí nghiệm kiểm tra hành vi.

Giải mã bí mật có thể thuần hóa động vật hoang dã
Ảnh: planet.fr

Kết quả, các nhà khoa học phát hiện thấy sự gắn kết giữa cáo với con người là do tác động của các gene nằm ở khu vực nhiễm sắc thể thứ 12.

Những gene này có họ hàng với gene nhiễm sắc thể số 5 của chó, vốn đã giúp loài sói hoang dã cuối cùng biến thành vật nuôi thân thiện trong nhà. Những đặc tính di truyền này phân định chức năng thần kinh của động vật.

Giáo sư Lyudmila Trut, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét con cáo thuần hóa và con chó thông thường rất gần gũi với nhau theo xu thế tiến hóa của cấu trúc cơ thể.

Ông cũng cho biết sau khi đã xác định được những gene chịu trách nhiệm về quá trình thuần hóa của động vật hoang dã, các nhà khoa học Nga đang tiếp tục tìm kiếm những cơ chế phân tử được hình thành trong quá trình thuần hóa.

Các nhà khoa học Nga cũng đã phát hiện ra rằng bên cạnh những thói quen "hoang dã tự nhiên", thú nuôi luôn có những biểu hiện thể hiện tình cảm dành cho người.

Chúng phát ra những tiếng kêu mừng rỡ khi nhận thấy hiện diện của những người quen, tai và đuôi trong tư thế thoải mái chứ không căng thẳng và chúng giảm bớt khả năng tấn công người lạ.

Nếu tiếp tục thuần hóa thêm, những con thú như vậy có thể giữ trong nhà y như vật nuôi.

Kết quả nghiên cứu đã giúp trả lời câu hỏi tại sao một số loài động vật được thuần hóa, trong khi những loài khác vẫn giữ nếp hoang dã bất chấp mọi nỗ lực cải tạo của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News