Giải mã bí mật virus cúm gây đại dịch 1918

Một nhóm gene giúp virus H1N1 xâm nhập vào phổi và gây viêm là cách mà chúng lấy mạng hàng chục triệu người trong đại dịch cách đây 90 năm.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ), Đại học Kobe và Đại học Tokyo (Nhật Bản) sử dụng chồn sương – loài động vật có cơ chế phát triển bệnh cúm giống con người – để nghiên cứu virus gây bệnh cúm năm 1918.

Cúm thường gây viêm nhiễm ở phần trên của hệ thống hô hấp (như mũi, họng) và gây sốt, đau cơ, suy giảm sức khỏe.

Một số người có thể bị ốm nặng và viêm phổi. Đôi khi vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi song cũng có trường hợp bệnh phát sinh bởi tác động trực tiếp của virus cúm.

Trong đại dịch năm 1918, một chủng cúm mới và nguy hiểm hơn đã xuất hiện. Nó giết chết 20-100 triệu người trên toàn thế giới – gấp ít nhất 100 lần so với các dịch cúm trước đó và sau này. Các biên bản khám nghiệm tử thi cho thấy nhiều nạn nhân là thanh niên khỏe mạnh song lại tử vong vì viêm phổi nặng.

“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem tại sao dịch cúm năm 1918 lại gây viêm phổi nặng”, Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia thuộc Đại học Wisconsin, phát biểu.

Họ thay thế từng gene lấy từ virus năm 1918 vào các virus cúm hiện đại. Sau đó các nhà khoa học lần lượt đưa từng virus cúm hiện đại vào cơ thể chồn sương. Kết quả cho thấy phần lớn virus chỉ gây bệnh ở phần trên của hệ thống hô hấp. Nhưng một chủng virus đã xâm nhập thành công vào phổi và phân chia rất nhanh ở đây.

Phân tích gene cho thấy, chủng virus hiện đại này có 3 gene – gọi là PA, PB1, PB2 – mà các chủng kia không có. Nhóm gene đó cùng với một phiên bản nucleoprotein của virus năm 1918 giúp nó giết chết các con chồn sương theo cách thức giống hệt như con người. 

Giải mã bí mật virus cúm gây đại dịch 1918

Cảnh sát tại thành phố Seattle (Mỹ) đeo khẩu trang do Tổ chức Chữ thập đỏ sản xuất để đối phó với đại dịch cúm 1918. Ảnh: Reuters.


Thủ phạm gây nên đại dịch cúm năm 1918 (thường được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha) là chủng H1N1 thuộc nhóm virus cúm A. Các tài liệu lịch sử và dịch tễ không ghi lại dữ liệu đầy đủ để giới khoa học có thể xác định nguồn gốc của dịch. Nhiều nạn nhân là thanh niên khỏe mạnh, trong khi các dịch cúm trước đó thường tấn công người già, trẻ em và người có sức khỏe yếu.

Đại dịch cúm bùng phát từ tháng 3/1918 và chấm dứt vào tháng 6/1920. Virus H1N1 lây lan khắp nơi, tới tận Bắc Cực và nhiều đảo xa xôi ở Thái Bình Dương. Số người chết bằng một phần ba dân số châu Âu vào thời điểm đó và gấp hơn hai lần số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ nhất.

Đa số chuyên gia về cúm nhất trí rằng một đại dịch cúm chắc chắn sẽ tái diễn trong tương lai. Không ai biết thời điểm chính xác mà đại dịch sẽ xảy ra hoặc chủng cúm sẽ gây nên thảm họa. Chủng cúm gia cầm H5N1 được đưa lên vị trí đầu tiên trong danh sách các nghi phạm.

H5N1 đang tấn công gia cầm ở châu Á, châu Âu và nhiều nơi tại châu Phi. Nó đã hiếm khi lây nhiễm sang người nhưng đã tấn công 391 người, trong đó có 247 người tử vong, kể từ năm 2003 tới nay.

Giới khoa học lo ngại rằng một vài biến đổi gene sẽ biến H5N1 thành chủng virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Khi đó, nó có thể giết chết hàng chục triệu người trên toàn thế giới trong vài tháng.

Hiện thế giới chế tạo được 4 loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus cúm nhưng chúng thường biến đổi gene để kháng thuốc – giống như cách thức vi khuẩn tiến hóa để vô hiệu hóa thuốc kháng sinh.

Từ khóa liên quan:

y học

gene

virus

cúm

đại dịch

h1n1

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News