Giải mã bộ xương đùi bí ẩn của một phụ nữ từ thế kỷ 14-19
Các nhà nhân chủng học ở Bồ Đào Nha đã phát hiện ra sự phát triển xương hiếm gặp và khủng khiếp nhô ra từ xương đùi của một phụ nữ sống ở khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 sau khi người này bị chấn thương nặng.
Khối u dài 8cm mọc chính xác ở nơi một cơ nối xương đùi bên trong và xương chung với nhau, điều này có thể khiến người phụ nữ đau đớn suy nhược và khả năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng.
Tăng trưởng xương hiếm gặp
Cục xương có khối u dài 8cm phát triển chính xác ở vị trí cơ pectineus được gắn vào xương đùi và có thể khiến người phụ nữ đau đớn dữ dội.
Tác giả chính Sandra Assis, nhà nhân chủng học sinh học tại Đại học NOVA Lisbon, Bồ Đào Nha cho biết: "Tôi chưa bao giờ thấy sự hình thành xương lớn, kỳ lạ như vậy. Tôi thực sự bị hấp dẫn bởi hình thù của nó".
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Cổ sinh vật học, phần xương khổng lồ "giống như sợi dây thừng" có thể hình thành trên xương đùi của người phụ nữ do chấn thương cơ nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là một dạng tăng trưởng xương hiếm gặp được gọi là viêm cơ xương cốt chấn thương, có thể phát triển sau một tai nạn chấn thương đơn lẻ hoặc sau nhiều chấn thương nhẹ.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được bộ xương của người phụ nữ bị tàn tật tại nghĩa địa cổ của Nhà thờ São Julião, ở làng Constância, Bồ Đào Nha vào năm 2002. Họ phát hiện ra hài cốt này trong số 106 người lớn và 45 trẻ em sống từ 600 đến 200 năm trước.
Mặc dù nó không hoàn chỉnh và thiếu xương đùi bên trái, nhưng bộ xương của người phụ nữ này vẫn được bảo quản tốt và cho thấy bà cao khoảng 1,54 m và lúc chết đã ngoài 50 tuổi.
Các nhà khảo cổ tìm thấy người phụ nữ này nằm ngửa, hai tay đặt trên xương chậu, một đồng xu trên cẳng tay trái và đầu nghiêng sang phải.
Assis cho biết, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra cục xương này lồi ra khi đang làm sạch bộ xương trong phòng thí nghiệm. Họ không phát hiện thấy vết nứt nào trên xương đùi của người phụ nữ và vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân khiến khối u mọc lên.
Họ kết luận rằng, vết thương đã được 6 tuần đến một năm khi người phụ nữ này chết và sẽ ngăn người phụ nữ thực hiện bất kỳ chuyển động năng động nào hoặc mang vác.
Chỗ phình khủng khiếp có lẽ đã phát triển sau một tai nạn chấn thương làm tê liệt một cơ ở đùi trong của người phụ nữ này. Đây là lần đầu tiên các nhà cổ sinh vật học ghi nhận trường hợp phát triển loại xương hiếm gặp này, được gọi là viêm cơ cốt hóa, ảnh hưởng đến cơ pectineus.
"Sự xuất hiện của xương đùi cho thấy một quá trình lâu dài," Assis nói. "Chúng tôi không có hồ sơ bệnh án của người phụ nữ này, nhưng nhìn vào các trường hợp lâm sàng tương tự, chúng tôi có thể cho rằng tổn thương xương đùi khiến người phụ nữ suy nhược".
Ngày nay, phẫu thuật có thể loại bỏ các gai xương, nhưng thời đó thì không thể.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
