Giải mã những bãi biển ngọc hồng lựu ở Australia

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Adelaide phát hiện, những hạt ngọc hồng lựu rải trên bãi biển Nam Australia tới từ châu Nam Cực xa xôi.

Bán đảo Yorke và Fleurieu tại Nam Australia có một số bãi biển với cát hồng khác thường. Màu hồng này bắt nguồn từ ngọc hồng lựu dạng bột, nhưng việc truy tìm nguồn gốc của ngọc hồng lựu không hề đơn giản.

Giải mã những bãi biển ngọc hồng lựu ở Australia
Bãi biển ở công viên quốc gia Dhilba Guuranda-Innes, bán đảo Yorke chuyển màu hồng do ngọc hồng lựu. (Ảnh: Đại học Adelaide)

Các điều kiện để hình thành ngọc hồng lựu không diễn ra thường xuyên trong lịch sử Trái đất. Do đó, việc tìm ra ngọc hồng lựu đến từ đâu và cách chúng đến được những bãi biển này có thể mang lại nhiều thông tin giá trị về lịch sử địa chất. Trong nghiên cứu mới trên tạp chí Communications Earth and Environment, nhóm nhà khoa học tại Đại học Adelaide phát hiện nguồn ngọc hồng lựu thực chất nằm cách xa bãi biển Nam Australia hàng nghìn km, IFL Science hôm 13/6 đưa tin.

Nam Australia có hai nguồn ngọc hồng lựu:

  • Nguồn thứ nhất có niên đại 514 - 490 triệu năm, khi đới uốn nếp Adelaide hình thành.
  • Nguồn thứ hai cổ xưa hơn nhiều, khi vùng Gawler Craton hình thành 3,3 - 1,4 tỷ năm trước.

Đại học Adelaide sử dụng tia laser để tiến hành phương pháp xác định niên đại lutetium-hafnium. Qua đó, họ có thể chứng minh rằng một số hạt ngọc hồng lựu trên các bãi biển Nam Australia đến từ hai nguồn này. Tuy nhiên, phần lớn ngọc hồng lựu ở đây lại có niên đại 570 - 590 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy hệ tầng Cape Jervis ở Nam Australia chứa ngọc hồng lựu trộn lẫn với đá và các loại cát khác. Khi đá của hệ tầng xói mòn, ngọc hồng lựu thoát ra ngoài và có thể được đưa tới những bãi biển lân cận. Quá trình kiểm tra cũng cho thấy, số ngọc hồng lựu này có niên đại 590 triệu năm.

Giải mã những bãi biển ngọc hồng lựu ở Australia
Cát hồng trên bãi biển Nam Australia. (Ảnh: Stijn Glorie).

Tuy nhiên, các hoạt động địa chất ở Nam Australia thời đó không thể tự tạo ra ngọc hồng lựu. Vậy làm thế nào chúng lại xuất hiện trong hệ tầng Cape Jervis?

Theo nhóm nghiên cứu, chúng đến từ châu Nam Cực và nhập vào Australia như một phần của siêu lục địa Gondwana. "Có thể hình dung rằng hàng triệu năm băng dịch chuyển đã làm xói mòn nền đá bên dưới và đưa số ngọc hồng lựu này về phía tây bắc, hướng tới rìa Nam Cực - Australia", tiến sĩ Stijn Glorie tại Đại học Adelaide giải thích.

Nhóm nghiên cứu cho rằng ngọc hồng lựu hình thành trong thời kỳ lớp vỏ dày lên ở phía đông Nam Cực, đại diện cho giai đoạn đầu tiên của một sự kiện tạo núi quy mô lớn. "Thật thú vị khi chúng tôi có thể lần theo dấu vết của những hạt cát tí hon trên bãi biển Australia tới một vành đai núi chưa từng được khám phá dưới băng Nam Cực", tiến sĩ Jacob Mulder, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đỏ xuất hiện ở biển Phú Quốc

Thủy triều đỏ xuất hiện ở biển Phú Quốc

Mặt biển bãi Mun, phía Tây Nam đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc, xuất hiện thủy triều đỏ, rộng khoảng 1.000m2.

Đăng ngày: 13/06/2024
Nguyên nhân làm thay đổi cuộc di cư của cá mòi tại Nam Phi

Nguyên nhân làm thay đổi cuộc di cư của cá mòi tại Nam Phi

Cuộc di cư quy mô lớn của cá mòi vào mùa Đông ở Nam Phi là một cảnh tượng tuyệt diệu được mong chờ hằng năm.

Đăng ngày: 12/06/2024
Cá thái dương khổng lồ dài hơn 2m dạt vào bờ biển

Cá thái dương khổng lồ dài hơn 2m dạt vào bờ biển

Một con cá thái dương Hoodwinker siêu quý hiếm dài 2,2m đã dạt vào bờ biển ở Oregon (Mỹ) trong tuần qua, Viện Hải dương Seaside Aquarium cho biết.

Đăng ngày: 10/06/2024
Các rạn san hô đối mặt nguy cơ từ dịch bệnh của nhím biển ở Biển Đỏ

Các rạn san hô đối mặt nguy cơ từ dịch bệnh của nhím biển ở Biển Đỏ

Một dịch bệnh hủy diệt loài nhím biển có nguy cơ đe dọa các rạn san hô toàn cầu, đang lây lan đến vùng biển nhiệt đới Tam giác san hô, trải dài đến ngoài khơi Đông Nam Á và rạn san hô Great Barrier.

Đăng ngày: 10/06/2024
Cá mập hổ nôn ra nhím khiến nhà khoa học bất ngờ

Cá mập hổ nôn ra nhím khiến nhà khoa học bất ngờ

Con nhím nhiều khả năng bơi qua giữa hai hòn đảo ở Queensland và không may bị cá mập hổ đớp trúng.

Đăng ngày: 08/06/2024
Cá voi dài 10m liên tục ngoi lên mặt nước ở vùng biển Bình Định

Cá voi dài 10m liên tục ngoi lên mặt nước ở vùng biển Bình Định

Một ngư dân tỉnh Bình Định trong lúc khai thác thủy sản trên khu vực biển ở xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn đã bắt gặp một con cá voi dài khoảng 10m ngoi lên mặt nước để săn mồi.

Đăng ngày: 07/06/2024
Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.

Đăng ngày: 01/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News