Giải mã tờ giấy mô tả "phép lạ" do Chúa Giê su thực hiện khi mới 5 tuổi
Một bản viết tay được viết vào thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm mô tả cách Chúa Giê su làm sống lại những con chim bằng đất sét khi còn là một đứa trẻ.
Được viết bằng tiếng Hy Lạp, mảnh giấy cói có niên đại vào thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5, khiến nó trở thành bản sao sớm nhất của phúc âm này còn tồn tại, các học giả viết trong một bài báo mới xuất bản trên tạp chí Zeitschrift für Papyrologie und Epigraphik. Các bản sao khác của phúc âm cũng tồn tại, nhưng chúng có niên đại muộn hơn. Các nhà thờ không đưa phúc âm này vào Kinh thánh.
Các học giả thường tin rằng Phúc âm thời thơ ấu của Thomas ban đầu được sáng tác vào thế kỷ thứ hai. Một phần lý do là vì một số câu chuyện được kể trong phúc âm nghe có vẻ giống với những câu chuyện mà các tác giả Cơ đốc giáo thế kỷ thứ hai đã viết.
Mảnh giấy cói này từ thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm được cho là một phần của "Phúc âm thời thơ ấu của Thomas". (Ảnh: Staats- und Universitätsbibliothek Hamburg (Public Domain Mark 1.0))
Các học giả đã giải mã một mảnh giấy cói chứa một phần của "Phúc âm thời thơ ấu của Thomas", kể những câu chuyện về thời thơ ấu của Chúa Giê su.
Phép màu tuổi thơ
Mảnh giấy cói kể về phép lạ Chúa Giê su đã thực hiện khi còn nhỏ. Trong câu chuyện được kể trong đoạn này, "Chúa Giêsu chơi đùa bên bờ một dòng suối chảy xiết và nặn mười hai con chim sẻ từ đất sét mềm mà Ngài tìm thấy trong bùn. Khi cha Ngài là Joseph quở trách và hỏi tại sao Ngài lại làm những điều như vậy. Chúa Giê su năm tuổi vỗ tay và làm cho các hình tượng bằng đất sét trở nên sống động,” theo một tuyên bố từ Đại học Humboldt của Berlin.
Trong khi đoạn này chỉ đề cập đến phép lạ đặc biệt này, các bản sao phúc âm sau này kể về nhiều phép lạ khác mà Chúa Giê su đã thực hiện khi còn nhỏ. Những điều này bao gồm việc đưa một đứa trẻ tên Zeno sống lại và ngay lập tức chữa lành vết thương cho cha cậu là Joseph sau khi ông bị rắn độc cắn.
Phát hiện "thú vị"
Nhiều học giả đồng ý rằng, mảnh giấy này là một bản thảo cổ chứ không phải là đồ giả mạo thời hiện đại.
Simon Gathercole, giáo sư Tân Ước và Cơ đốc giáo sơ khai tại Đại học Cambridge, Anh cho biết: “Thật thú vị khi có một bản thảo mới. Nó xác thực theo nghĩa đây thực sự là một bản thảo cổ, chứ không xác thực theo nghĩa nó cho chúng ta biết những gì Chúa Giê su thực sự đã làm khi còn là một đứa trẻ”.
Christopher Frilingos, giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học bang Michigan, Mỹ, cho rằng phát hiện này rất có ý nghĩa, cả về niên đại của mảnh vỡ cũng như ngôn ngữ, tiếng Hy Lạp.
Ông lưu ý rằng: “Các nhà văn Cơ đốc giáo đầu tiên từ thế kỷ thứ hai ám chỉ đến những câu chuyện thời thơ ấu về Chúa Giê su. Bản thảo này sẽ là bằng chứng sớm nhất cho văn bản của những câu chuyện như vậy”.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
