Giải pháp để các nhà du hành không lạc đường trên... mặt trăng
Khi các nhà du hành của chuyến "Apollo" cuối cùng lăn chậm chạp trong chiếc ô tô bằng nhôm trên mặt trăng, họ phải cố gắng rất nhiều mới tìm được đường trở về nơi tàu vũ trụ đáp xuống.
Một máy tính ghi lại đoạn đường và hướng đã đi qua, rồi dựa vào đó để tính toán vị trí của các nhà du hành. Nếu như máy tính hỏng, họ phải cực nhọc dùng dụng cụ dự phòng đo đạc vị trí của Mặt Trời để tìm đường quay về.
Trên Trái Đất, kỹ thuật định vị trở thành một sản phẩm thông dụng nhờ hệ thống định vị GPS. NASA muốn phát triển một hệ thống tương tự cho mặt trăng - để một ngày nào đó các nhà du hành vũ trụ đừng lạc đường trên mảnh đất cằn cỗi này.
Định hướng dựa vào đặc điểm trên bề mặt của mặt trăng hoàn toàn không đơn giản: Trong quang cảnh thường đơn điệu, mắt con người gần như không tìm được điểm định hướng có thể tin cậy được. Điều này đã xảy ra khi các nhà du hành của "Apollo 14" trong tháng 2 năm 1971 muốn đi bộ đến rìa của hố Cone – và sau một lúc tìm kiếm họ được lệnh quay về vì thiếu ôxy và thời gian mặc dù đã đứng cách mục tiêu chỉ vài mét. Họ chỉ không nhìn thấy cái hố này thôi.
![]() |
Hình minh họa: NASA đã có kế hoạch cụ thể để thiết lập một căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng, sẽ hoàn thành vào năm 2024. Ảnh: NASA |
Mục đích của ông là: Đối với các nhà du hành vũ trụ, hệ thống định vị dẫn đường mặt trăng phải tương tự như hệ GPS hiện giờ đã trở thành sản phẩm thông dụng trên Trái Đất.
Phí tổn cho một hệ định vị dẫn đường rất lớn. Cho đến nay 32 vệ tinh cho GPS đã được phóng lên vũ trụ. Hệ định vị mặt trăng cần phải có quy mô nhỏ hơn; không có vệ tinh định vị, và cũng sẽ không có.
Thay vào đó, khởi điểm cho hệ thống này hình chụp của máy ảnh nổi từ quỹ đạo mặt trăng. Chúng sẽ được kết hợp với ảnh được chụp trực tiếp từ trên bề mặt của vệ tinh này. Các nhà du hành và xe sẽ được trang bị cảm ứng chuyển động để có thể theo dõi vị trí thay đổi của họ. Tín hiệu từ căn cứ trên mặt trăng, tàu đáp xuống và trạm tín hiệu sẽ tạo khả năng định hướng.
Ông Li đã từng viết phần mềm cho các robot thám thính sao Hỏa "Spirit" và "Opportunity" của NASA. Trên hành tinh Đỏ, các nhà nghiên cứu đã có thể thử nghiệm những công nghệ mà giờ đây được sử dụng trên Mặt Trăng.
Định vị dẫn đường trên Mặt Trăng, theo ông Li nói, không chỉ là một thách thức về mặt kỹ thuật mà còn cả về mặt sinh y học. Người ta muốn giúp các nhà du hành giảm bớt stress chắc chắn sẽ xuất hiện khi họ có cảm giác đi lạc đường.
Nhờ một bàn cảm ứng tinh thể lỏng, các nhà du hành trên mặt trăng lúc nào cũng có thể gọi được bản đồ và dữ liệu về vị trí của họ. Viện Công nghệ Massachusett tại Boston sẽ phát triển một máy nhỏ có thể gắn vào cẳng tay của những trang phục mới cho các nhà du hành.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
