Giáo sư Nhật tìm ra chất dùng làm thuốc chống AIDS

Ông Masanori Baba, 58 tuổi, giáo sư thuộc Đại học Kagoshima, vừa giành một giải thưởng từ Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu chống virus ở Washington nhờ phát hiện hai chất đại diện dùng cho thuốc chống AIDS.

Ông Baba đã nhận được Giải thưởng Gertrude Elion Memorial Lecture, vinh danh nhà khoa học Gertrude Elion sau khi bà nhận giải Nobel về lĩnh vực sinh lý học và y học năm 1988.

Nghiên cứu lâm sàng nhằm khẳng định tính hữu dụng của các loại thuốc kháng bệnh AIDS sử dụng các chất mà giáo sư Baba tìm ra hiện vẫn đang được tiến hành. Ông Baba cho biết: “Tôi coi đây như là một bước tiến và tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình".


Ảnh minh họa: Topnews

Xuất thân từ Osaka, giáo sư Baba đã thi vào Đại học Y khoa Fukushima ở tỉnh Fukushima theo lời khuyên của mẹ mặc dù ông không mấy hứng thú với ngành y. Giáo sư Baba quyết định tập trung nghiên cứu cách thức đấu tranh và điều trị với căn bệnh thế kỷ sau khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân AIDS đến từ châu Phi trong thời gian nghiên cứu ở Bỉ hồi năm 1986.

Ông Baba được giao phụ trách nghiên cứu bệnh AIDS trong khi các đồng nghiệp khác tỏ ra miễn cưỡng nghiên cứu căn bệnh vốn còn chứa đựng quá nhiều bí ẩn này. Ở Bỉ, ông “đã có thể tập trung vào các thí nghiệm cả ngày lẫn đêm". Cụ thể, ông đưa các chất đại diện vào một virus được cấy sau đó kiểm tra nếu chúng có bất cứ tác dụng ứng chế nào đồng thời tiến hành so sánh dữ liệu thu được.

Năm 1994, ông Baba được mời tham gia Trung tâm bệnh virus mãn tính Đại học Kagoshima, nơi ông đã tiến hành hàng loạt những nghiên cứu cùng với các nhà khoa học từ các trường đại học, công ty dược phẩm và cả giới kỹ thuật.

Ông chia sẻ: “Tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm. Tôi không thể nhớ có bao nhiêu chất mà tôi đã nghiên cứu, hàng nghìn và có thể là hàng chục nghìn chất".

Tuy nhiên, vị giáo sư cho biết ông vẫn muốn dành thời gian cho các bệnh nhân tại bệnh viện. Ông nói: “Giờ đây tôi đang nghiên cứu virus theo cách tương tự như tôi khám cho bệnh nhân hoặc tìm ra các loại bệnh".

Giáo sư Baba cho biết mục tiêu của ông là giúp người bệnh đấu tranh và tiêu diệt các căn bệnh do virus đang gây rắc phiền toái cho nhiều bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News