Giáp long đuôi chùy - Ankylosaurid có thể là một loài ưa thích đào bới

Bộ xương mới được khai quật của loài Ankylosaurid - một loài khủng long ăn cỏ “bọc thép” có thân hình to lớn sống trong Kỷ Phấn trắng - có thể chỉ ra rằng các thành viên của họ khủng long này có thể rất ưa thích đào bới, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Mẫu vật này được gọi là MPC-D 100/1359, có thể giúp chúng ta hiểu thêm về hành vi của loài Ankylosaurid trong kỷ Phấn trắng muộn (84-72 triệu năm trước).

Giáp long đuôi chùy - Ankylosaurid có thể là một loài ưa thích đào bới
Giáp long đuôi chùy.

Yuong-Nam Lee và các đồng nghiệp đã khai quật được các phần hóa thạch xương của mẫu vật MPC-D 100/1359 từ một mỏ khoáng sản trong Hệ tầng Baruungoyot ở phía nam sa mạc Gobi, Mông Cổ, nơi nó được phát hiện vào những năm 1970. Các tác giả cho rằng một số đặc điểm giải phẫu của MPC-D 100/1359 có thể chỉ ra rằng Ankylosaurid trong giai đoạn này đã tiến hóa và sở hữu một vài hành vi mới khác với những đồng loại của chúng ở thời gian trước.

Các xương ở phần trước của nó được sắp xếp theo hình vòng cung nông, điều này có thể giúp nó có khả năng đào đất mềm. Sự hợp nhất của một số đốt sống và giảm số lượng xương ở bộ sau của nó so với các loài khủng long khác có thể đã giúp chúng đào bới hoặc di chuyển đuôi của nó một cách nhẹ nhàng hơn. Hình dạng cơ thể của MPC-D 100/1359 rộng hơn ở giữa, nhưng hẹp hơn ở phía trước và phía sau, có thể đã giúp thân của nó luôn thẳng khi đào bới.

Các tác giả suy đoán rằng MPC-D 100/1359 có thể đã đào đất để lấy nước, khoáng chất hoặc rễ cây làm thức ăn và thậm chí có thể đã thu mình trong các hố nông để bảo vệ phần thân dưới mềm của nó khỏi những kẻ săn mồi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
10

10 "tàu ma" chở hài cốt ngàn năm bất ngờ xuất hiện trên đảo

10 con tàu ma vừa được khai quật trùng khớp một cách đáng kinh ngạc với bức vẽ vài thế kỷ trước, minh họa một khu vực bí ẩn với 20 ngôi mộ đặc biệt của người Viking.

Đăng ngày: 25/05/2021
Sự tiến hóa của mắt cá chân và bàn chân đã giúp động vật có vú vươn lên chiếm lĩnh Trái đất

Sự tiến hóa của mắt cá chân và bàn chân đã giúp động vật có vú vươn lên chiếm lĩnh Trái đất

Các nhà nghiên cứu cho biết, phân tích xương cho thấy rằng các loài động vật có vú trong thời gian này (Kỷ Paleocen) đã thành một phần của mắt cá chân và gót chân

Đăng ngày: 25/05/2021
Kinh ngạc chốn giải trí 2.000 năm trước hiện đại không kém... thế kỷ 21

Kinh ngạc chốn giải trí 2.000 năm trước hiện đại không kém... thế kỷ 21

Cảnh quan và hệ thống bồn nước nóng nhân tạo trong chốn giải trí cổ đại của người La Mã không khác gì các phòng xông hơi, thư giãn ngày nay, với độ lộng lẫy và kỹ thuật xây dựng đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 24/05/2021
Xác ướp không phải người để lộ manh mối về

Xác ướp không phải người để lộ manh mối về "Ai Cập xanh" chưa từng biết

Người Ai Cập không chỉ nổi tiếng vì xác ướp của những quý tộc được lưu giữa trong những lăng mộ xa hoa. Họ còn ướp rất nhiều sinh vật kỳ lạ khác - như những con chuột chù vừa được khai quật.

Đăng ngày: 24/05/2021
Phát hiện loài rùa biển cổ đại còn to lớn hơn cả một cái ô tô

Phát hiện loài rùa biển cổ đại còn to lớn hơn cả một cái ô tô

Truyền thuyết kể rằng dưới đại dương có những con rùa siêu khổng lồ, các thủy thủ đã đứng lên chiếc mai cứng của nó và tưởng đó là một hòn đảo nhỏ.

Đăng ngày: 23/05/2021
Mộ cổ 500 tuổi tiết lộ sinh vật làm thay đổi loài người vĩnh viễn

Mộ cổ 500 tuổi tiết lộ sinh vật làm thay đổi loài người vĩnh viễn

Con người vẫn không ngừng tiến hóa, nhất là khi đối diện với thảm họa. DNA từ 36 người chết vì dịch hạch trong ngôi mộ cổ tập thể ở thị trấn Ellwangen của Đức đã chứng minh.

Đăng ngày: 21/05/2021
Phát hiện hộp sọ khổng lồ của cá sấu 8 triệu năm tuổi

Phát hiện hộp sọ khổng lồ của cá sấu 8 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học phát hiện hộp sọ của một cá thể cá sấu khổng lồ dài hơn 5 mét 8 triệu năm tuổi ở Australia.

Đăng ngày: 21/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News