Giật mình, Việt Nam chịu ảnh hưởng ô nhiễm thủy ngân từ Trung Quốc?

Toàn bộ dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân.

Việt Nam chắc chắn không tránh khỏi ô nhiễm vì rất gần và thuận tiện cho việc phát thải.

Giật mình, Việt Nam chịu ảnh hưởng ô nhiễm thủy ngân từ Trung Quốc?

Tại Hội thảo Ô nhiễm không khí ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp do Văn phòng Quốc hội tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Văn Thùy, Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường chia sẻ, bên cạnh các nguồn ô nhiễm trong nước, Việt Nam đang đối mặt với ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

Ô nhiễm xuyên biên giới

Theo ông Thùy, Việt Nam có biên giới với một số quốc gia có hoạt động sản xuất khá mạnh, chắc chắc bị ảnh hưởng bởi vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.

Vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới khá nhiều, không chỉ ảnh hưởng của một hai nước lân cận mà chúng ta còn bị ảnh hưởng từ những vùng khá xa.

Đặc biệt, vào mùa đông ở miền bắc, chúng ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, chắc chắn các ô nhiễm từ Trung Quốc có vận chuyển vào Việt Nam.

Một số vấn đề như lắng đọng axit, sương mù quang hóa hay ô nhiễm xuyên biên giới tuy chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định. Riêng việc quan trắc lắng đọng axit đã phát hiện chất ô nhiễm từ các quốc gia khác.

Ông Thùy cho biết, hiện nay chưa có nhiều số liệu về vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt đầu tham gia mạng quan trắc lắng đọng axit, thủy ngân, các chất ô nhiễm xuyên biên giới, một thời gian nữa chúng ta mới có số liệu.

Giải quyết ra sao?

Về ô nhiễm thủy ngân xuyên biên giới, theo ông Thùy, đây là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều. Bên cạnh chúng ta, trên bản đồ đánh giá nguồn phát thải thủy ngân trong không khí thế giới, các nhà khoa học đánh dấu toàn bộ dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân.

Thủy ngân từ Trung Quốc phát tán vào các quốc gia xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí sang cả Mỹ. Việt Nam chưa có số liệu đo đạc trực tiếp nhưng chắc chắn không tránh khỏi vì rất gần và thuận tiện cho việc phát thải.

Ông Thùy cho biết thêm, thời gian tới, Công ước Mianmanta về thủy ngân đã được 38 quốc gia phê duyệt, nếu đủ 50 quốc gia phê duyệt sẽ có hiệu lực. Lúc đó sẽ xây dựng mạng lưới ô nhiễm thủy ngân toàn cầu để theo dõi diễn biến và sự lan truyền thủy ngân trong khí quyền.

Theo ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, ô nhiễm thủy ngân đã lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Mỹ thì Việt Nam nằm ngay gần, khó tránh khỏi.

Ông Tiến cho rằng, Việt Nam nên dựa vào các công ước quốc tế để xây dựng các cam kết giữa hai quốc gia về các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Phát hiện 300 tỷ

Phát hiện 300 tỷ "vật thể" tại Bắc Cực, gây nguy hại cho Trái Đất

Báo cáo gần đây tiết lộ, hàng trăm tấn nhựa trôi nổi ở Bắc Cực có thể trở thành mối hiểm họa khôn lường cho Trái Đất.

Đăng ngày: 24/04/2017
Khoa học cảnh báo: Trái Đất đang lâm vào thảm họa sánh ngang bom hạt nhân

Khoa học cảnh báo: Trái Đất đang lâm vào thảm họa sánh ngang bom hạt nhân

Sánh ngang với thảm họa hạt nhân và thiên thạch, biến đổi khí hậu có thể khiến con người và mọi sinh vật diệt vong.

Đăng ngày: 23/04/2017
Hạn chế sử dụng thứ này để ngày Trái đất trở nên thực sự có ý nghĩa

Hạn chế sử dụng thứ này để ngày Trái đất trở nên thực sự có ý nghĩa

Việc bảo vệ môi trường rất quan trọng, và ai cũng biết sử dụng nhiều giấy là điều không hề tốt. Thế nhưng, tác hại thực sự của thói quen này thì không nhiều người nắm được.

Đăng ngày: 22/04/2017
2017 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử

2017 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử

Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu với mức 1,1 độ C so với kỷ nguyên tiền công nghiệp có thể khiến 2017 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 21/04/2017
Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô

Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô

Các nhà khoa học cho biết mấu chốt sự sống còn của các rạn san hô ngầm đang bị đe dọa trên thế giới có thể nằm ở các vùng biển bao quanh Shikine, một đảo núi lửa nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

Đăng ngày: 20/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News