Giếng cổ "mở đường" vào kho báu vô song 2.200 tuổi

Những hiện vật quý giá trong giếng cổ ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một kho báu khảo cổ gây kinh ngạc.

Theo Heritage Daily, một cuộc khai quật mới ở khu khảo cổ Triều Dương thuộc TP Trường Sa, tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc đã tiết lộ một loạt kho báu trải dài từ triều đại nhà Tần đến nhà Thanh của nước này.

Chuỗi phát hiện bắt đầu bằng hơn 200 thẻ tre từ thời nhà Tần (năm 221-206 trước Công nguyên) và nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên - 222 sau Công nguyên), lộ ra trong một cái giếng cổ.

Giếng cổ mở đường vào kho báu vô song 2.200 tuổi
Một trong các thẻ tre được phát hiện từ kho báu trong giếng cổ ở Hồ Nam - (Ảnh: VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRUNG QUỐC).

Chữ viết trên các thẻ tre là chữ triện, phổ biến trong suốt nửa sau của thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, sau đó vẫn được sử dụng để khắc trang trí, khắc con dấu vào thời Hán.

Các phân tích sau đó cho thấy giá trị cực lớn của các hiện vật này: Chúng là một phần của một kho lưu trữ của chính phủ cổ đại.

Bên cạnh đó, các cuộc khai quật dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc còn tiết lộ dấu vết về một tòa nhà có nền móng bằng đất nung, có niên đại từ thời Tây Hán, là giai đoạn đầu của nhà Hán.

Đó là một tòa nhà có kích thước 28x18 m, xây bằng một số loại gạch nổi trội thời Tây Hán. Tòa nhà có thể thuộc về một cá nhân có địa vị cao như quan chức hay quý tộc trong khu vực.

Tiếp đó, chiếc giếng cổ thứ hai từ thời nhà Tống (năm 960-1279) và nhà Nguyên (1271-1388) lộ diện.

Bên trong chiếc giếng thời Tống - Nguyên, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hiện vật giá trị khác bao gồm đồ gốm, vật dụng bằng đồng và đồng thau.

Khu đất đầy kho báu này còn cung cấp cho các nhà khảo cổ một kho đạn bằng đá mà quân Nguyên đã bắn vào khu vực này vào thời Nam Tống.

Ngoài ra, một loại đồ tạo tác quan trọng mang những đặc trưng trải dài từ thời Chiến Quốc cho đến nhà Minh, nhà Thanh đã làm phong phú thêm dòng thời gian của khu vực khảo cổ đặc biệt này.

Phát hiện kho vàng bạc của chiến binh Viking

Đi đào vàng, bất ngờ phát hiện kho báu còn quý hơn vàng do... một loài người khác để lại

Xây nhà, phát hiện "đền thờ Trái đất" và 4 nền văn minh chồng lên nhau

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Một nhà nhân chủng học cho rằng loài người cổ đại, Homo floresiensis, thường được gọi là " Hobbit", có thể vẫn còn tồn tại trên đảo Flores, Indonesia.

Đăng ngày: 23/02/2024
Niệc cổ hung - loài chim nguy cấp bậc nhất Việt Nam

Niệc cổ hung - loài chim nguy cấp bậc nhất Việt Nam

Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài chim độc đáo này nằm trong diện cực kỳ nguy cấp, nguyên nhân do bị cư dân địa phương săn bắt để lấy thịt, nơi cư trú bị phân tán do rừng nguyên sinh bị tàn phá.

Đăng ngày: 23/02/2024
Bí ẩn xác ướp cổ xưa nhất châu Phi

Bí ẩn xác ướp cổ xưa nhất châu Phi

Xác ướp đứa trẻ 3 tuổi ở Libya có niên đại khoảng 5.400 - 5.600 năm, lâu đời hơn các xác ướp Ai Cập khoảng 1.000 năm.

Đăng ngày: 22/02/2024
Bí ẩn những

Bí ẩn những "loài người ma" vừa lộ diện

Ba " loài người ma" là tổ tiên dị chủng của một số người hiện đại đã để lộ tung tích thông qua các DNA "lạ".

Đăng ngày: 21/02/2024
Lộ diện sát thủ số một của đại dương 65 triệu năm trước

Lộ diện sát thủ số một của đại dương 65 triệu năm trước

Loài mới được xác định ở bang Alabama - Mỹ đã tận dụng thảm họa tiểu hành tinh để soán ngôi " chúa tể đại dương" của các loài thương long.

Đăng ngày: 21/02/2024
Nghĩa địa cổ bí ẩn chôn cất hơn 1.000 con chó

Nghĩa địa cổ bí ẩn chôn cất hơn 1.000 con chó

Nghĩa địa 2.500 năm ở thành phố cổ Ashkelon thu hút sự chú ý của giới khoa học vì chôn lượng lớn chó mà không có lý do rõ ràng.

Đăng ngày: 21/02/2024
Lộ diện

Lộ diện "chúa tể quái thú" nặng hàng chục tấn ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

Những mẩu xương khổng lồ có niên đại khoảng 66 - 72 triệu năm được xác định là của một loài quái thú hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 20/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News