Giới khoa học đau đầu tìm lời giải "Tại sao gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng 100 gram"?
Bạn có biết gấu trúc khổng lồ trưởng thành có thể nặng tới hơn 100kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con chỉ nặng chưa đầy 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Sự chênh lệch quá lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời nhiều năm qua.
Gấu trúc khổng lồ có nguồn gốc từ Trung Quốc, con trưởng thành thường nặng đến 120kg. Con đực to hơn con cái.
Gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nhỏ như con mèo mới đẻ.
Tuy nhiên, khi mới sinh, chúng hoàn toàn không có trọng lượng nổi bật. Trung bình, gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng khoảng 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Siêu nhỏ so với cá thể mẹ.
Sự khác biệt lớn khiến giới khoa học đau đầu trong việc tìm lời giải. Mới đây, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Duke, Mỹ đã nghiên cứu về bộ xương gấu trúc con để tìm ra câu trả lời.
Thực tế cho thấy, so với hầu hết các loài động vật có vú khác, giai đoạn phát triển của gấy trúc con khi được sinh ra được coi là sinh non. Gấu trúc khổng lồ được sinh ra ở giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ ba nếu so với con người.
Gấu trúc sơ sinh chỉ có trọng lượng khoảng 90 đến 130 gram, tương đương kích thước của một con mèo con. Khi mới sinh, gấu trúc có màu hồng nhạt, mù và cực kỳ nhỏ, tỷ lệ khối lượng của con so với mẹ dao động trong khoảng 1:900.
Đó là tỷ lệ cân nặng khi sinh thấp nhất trong tất cả các động vật có vú, vì hầu hết các động vật có vú đều gần 1:26.
Trên thực tế, tất cả các loài gấu (họ Ursidae) đều có những con nhỏ bất thường, nhưng gấu trúc khổng lồ đặc biệt rõ rệt. Hiện tượng này thường chỉ thấy ở các đơn bào và thú có túi, con con sẽ ở trong túi của mẹ, cho đến khi chúng cứng cáp hơn.
Gấu trúc khổng lồ mới sinh.
Vào những năm 1980, gấu trúc khổng lồ Ling-Ling và Hsing-Hsing tại Vườn thú quốc gia Smithsonian đã sinh ra 5 con gấu trúc con. Tuy nhiên chúng đã chết chỉ sau đó không lâu.
Người ta bảo quản bộ xương của chúng và các nhà khoa học ở Đại học Duke đã sử dụng cho nghiên cứu.
Các nhà khoa học trước đây cho rằng trọng lượng sơ sinh của gấu nhiều khả năng liên quan đến việc ngủ đông. Quá trình mang thai trùng với thời gian ngủ đông, sẽ khiến con mẹ phải nhịn ăn, đó có thể dẫn đến việc sinh sớm hơn.
Trong khi đó, nghiên cứu mới cho thấy những anh em cùng loài gấu, phát triển theo cùng một quỹ đạo như những người họ hàng động vật có vú khác, xương của chúng trưởng thành theo cùng một trình tự và với tốc độ tương tự, chứng tỏ gấu con sinh ra đúng thời gian.
Tuy nhiên, gấu trúc khổng lồ là một ngoại lệ. Dựa vào phân tích xương cho thấy chúng được sinh ra vài tuần trước khi đến hạn, vào khoảng 70% thời kỳ mang thai của nó. Điều đó sẽ giống như một bào thai của con người 28 tuần.
Điều này có thể do thời gian cấy ghép. Thời gian mang thai của gấu trúc khổng lồ là 97 đến 161 ngày. Nhưng phôi trôi nổi trong tử cung khoảng một vài tháng trước khi gắn vào thành tử cung và chỉ bắt đầu phát triển sau khi vào vị trí này.
Nhà khoa học Peishu Li thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: "Có thể hiểu đơn giản rằng chúng chưa được nấu chín".
Và lý do sâu sa hơn cho việc "chưa nấu chín" vẫn cần thời gian để các nhà khoa học tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
