Giống cái càng hấp dẫn khả năng thụ thai càng cao

Một nghiên cứu về gà rừng đỏ, tổ tiên của gà nhà đã chứng minh rằng những con trống có thể điều chỉnh được tốc độ và hiệu quả của tinh trùng, tùy thuộc vào chúng cảm thấy đối tượng cặp kè với chúng quyến rũ đến mức độ nào.

Ảnh minh họa.

Công bố trên Tạp chí Proceedings of the Royal Society B, công trình nghiên cứu này đã bổ sung thêm các dẫn chứng rằng con vật giống đực của những loài tạp giao (kể cả con người) có thể tăng được khả năng thụ thai nếu những con vật cái tỏ ra hấp dẫn đối với chúng.

Các tác giả của công trình này là TS Charlie Cornwallis, Trường ĐH Oxford và TS Emily O’Connor, Trường ĐH Thú y Hoàng gia cho biết: "Độ hấp dẫn về mặt giới tính của nhưng con gà rừng mái thể hiện ở ngoại hình của chúng có mối liên quan về mặt di truyền với số lượng và khối lượng của những quả trứng mà chúng đẻ ra”.

Họ đã phát hiện những chàng gà rừng trống tham lam hễ có dịp là cặp đôi với các ả gà mái, bất kể xấu hay đẹp. Thế nhưng khi thu lấy tinh dịch các chàng phóng ra khi “ân ái” để phân tích chất lượng, trước hết họ thấy khi giao hợp với những ả gà mái, thường nàng nào càng đẹp chẳng những tốc độ phóng tinh trùng càng nhanh mà khối lượng càng nhiều.

Dù chưa biết được vì sao lại thế, các nhà khoa học đã nêu ra một giả thuyết rất lý thú. Họ cho rằng: “Những con gà trống thay đổi tốc độ phóng tinh. Mỗi lần giao hợp, chúng chủ động phân phối tinh trùng (và cả số lượng nữa) qua ống dẫn tinh phải hoặc trái. Khi đối tượng “yêu đương” của mình xinh đẹp, chúng hào phóng hiến tặng tinh trùng cả từ hai ống đó”.

Vì sao các chàng gà trống lại không công bằng khi yêu còn là một điều bí ẩn, song các nhà khoa học hy vọng trong nghiên cứu sau, sẽ phát hiện chúng điều chỉnh tốc độ và lượng tinh trùng bằng cách nào cũng như tỷ lệ thụ thai ra sao qua sự bất công này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 19/05/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 19/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News