Hà Nội giám sát dịch E.coli tại sân bay
Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, phát hiện sớm, cách ly và chuyển tuyến điều trị kịp thời người mắc E.coli để ngăn ngừa việc lây nhiễm vào thành phố.
Trước tình hình dịch bệnh E.coli đang gây hoang mang tại Đức và nhiều nước châu Âu, Thái Lan cũng đã phát hiện mẫu hoa quả nhập khẩu nhiễm vi khuẩn này, Sở Y tế Hà Nội đã gửi công văn tới các đơn vị trong thành phố, yêu cầu giám sát chặt chẽ.
Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng sẽ hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, xử lý ca bệnh nhiễm khuẩn E.coli cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra vệ sinh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở cung cấp, kinh doanh thực phẩm tươi sống, thức ăn đường phố...
Các trung tâm y tế, bệnh viện được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm ca bệnh tiêu chảy cấp nghi nhiễm E.coli để xử lý kịp thời không để lây lan, bùng phát thành dịch.
Khuẩn E.coli chết người đã được tìm thấy trên giá đỗ.
(Ảnh: Euronews.net).
Phó giáo sư Phùng Đắc Cam, chuyên gia nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, hiện Việt Nam chưa tìm thấy loại vi khuẩn E.coli đang gây bệnh tại Đức và một số nước châu Âu.
Trước lo ngại việc dịch có thể lan truyền - bởi thực tế đã có 2 người Mỹ tới Đức khi về nước bị nhiễm bệnh - giáo sư Phùng Đắc Cam khẳng định bệnh có thể lây từ người sang người nhưng rất ít, chủ yếu do ăn uống phải thực phẩm, nước bị nhiễm bẩn.
Hơn nữa, theo ông, đây là bệnh cấp tính, khi bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh thường có biểu hiện ngay nên ít có khả năng di chuyển, do đó, nguy cơ dịch lan rộng ra các nước, trong đó có Việt Nam là rất khó. Dù vậy, tiến sĩ Cam cũng cảnh báo, Việt Nam là nước bị tiêu chảy do E.coli rất nhiều và thường xảy ra quanh năm, do đó không nên chủ quan.
"Để phòng bệnh, cách tốt nhất là ăn chín, uống sôi, việc ăn rau sống rất nguy hiểm bởi dù có được ngâm nước muối, thuốc tím cũng chỉ có tác dụng giảm vi khuẩn chứ không diệt được. Hơn nữa, có một số loại vi khuẩn đơn bào đường ruột có trong rau, dùng nước muối đặc và thuốc tím không những không có tác dụng diệt, mà còn khiến nó kháng lại và phát triển thêm", ông Cam nói.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
