Hà Nội gió mạnh do ảnh hưởng của bão, nhiều xe máy bị quật ngã

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Kujira, Hà Nội có mưa giông kèm sấm chớp. Hàng chục xe máy đi trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến và Nguyễn Xiển bị gió quật ngã.

Hà Nội gió mạnh, nhiều xe máy bị quật ngã

17h30 chiều 24/6, Hà Nội có mưa giông. Trên các tuyến đường vành đai gió thổi rất mạnh, kèm mưa lớn khiến các phương tiện di chuyển khó khăn. Trên đường Phạm Hùng, đoạn qua toà nhà Keang Nam, nhiều xe máy bị quật ngã.


Nhiều xe máy bị gió quật ngã trên đường Nguyễn Xiển. Nhiều ôtô phải dừng lại và táp vào vỉa hè để tránh mưa gió lớn. (Ảnh: Phương Sơn)

“Rút kinh nghiệm từ đợt giông lốc ngày 13/6, tôi đã đi rất chậm để vào gầm cầu cạn trú ẩn, nhưng không kịp. Gió quá lớn, làm đổ cả xe, rất may chỉ bị xây xước chân", chị Hoàng Ngân ở Thanh Xuân, chia sẻ.

Trên đường Nguyễn Xiển, khu vực gần khu chung cư Kim Văn, Kim Lũ (Đại Kim, Hoàng Mai), nhiều cây xanh bị đổ. Lo sợ gió làm đổ xe, cả trăm người đã phải xuống dắt bộ xe máy vào khu chung cư ven đường trú ẩn. Nhiều ôtô phải dừng lại và đỗ sát vỉa hè.

Nghe báo nói trong trận giông lốc đợt trước nhiều người đi xe máy bị quật ngã. Hôm nay gặp gió lớn, tôi phải trú ẩn ngay", anh Trần Văn Tuyến ở Linh Đàm, giải thích.

Trên nhiều tuyến phố trung tâm, tuy có mưa nhưng lượng không lớn nên không gây ngập, mà chỉ gây ùn ứ nhẹ.


Cả trăm người đang đi xe máy trên đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, gặp gió lớn đã tìm nơi để trú ẩn tại gầm cầu, sảnh của các khu chung cư. (Ảnh: Phương Sơn)

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương, ảnh hưởng của hoàn lưu bão, chiều nay Hà Nội có mưa rào. Dự báo từ tối nay đến sáng mai thành phố sẽ có mưa to với lượng khoảng 80-130 mm. Các quận nội thành có khả năng ngập từ 0,2 m đến 0,4 m tại các tuyến phố: Trường Chinh - Tôn Thất Tùng, Lê Trọng Tấn, Giải Phóng, Giáp Bát, Thái Hà, Thái Thịnh...

Công ty Thoát nước Hà Nội đã huy động 100% lực lượng ứng trực tại các vị trí thường xảy ra úng ngập. Ngoài ra, tại Cụm trạm bơm đầu mối Yên Sở, mực nước hồ điều hoà Yên Sở đã được hạ xuống để tránh úng ngập.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News