Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.
Theo Ban chỉ đạo chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025, thành phố đã xác định rà soát, dành nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc các công trình tiêu biểu, các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô.
Dự kiến thành phố sẽ chi 798 tỉ đồng thực hiện dự án bảo tồn khu vực khảo cổ học số 18 phố Hoàng Diệu, 136 tỉ đồng thực hiện dự án nhà trưng bày Hoàng cung Thăng Long thuộc Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, 1.800 tỉ đồng để phục dựng điện Kính Thiên.
Nguồn kinh phí này được bố trí theo nghị quyết số 21 ngày 23.9.2021 và nghị quyết số 28 ngày 28.12.2022 của HĐND TP.
Theo Ban chỉ đạo chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội, hiện các dự án trên đang được triển khai. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng hoàn thành nghiên cứu quy hoạch khu thành Cổ Loa nhằm phát huy giá trị di tích, gắn với phát triển du lịch.
Hà Nội sẽ phục dựng điện Kính Thiên. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội).
Trước đó, tại hội thảo “Phát huy giá trị không gian khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long” - nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, từ năm 2011 đến nay, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện tốt các công tác về di sản thế giới, đặc biệt là thực hiện 8 cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban Di sản Thế giới về Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Các dự án trọng điểm của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giai đoạn 2021-2025 bao gồm: Dự án Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, xây dựng Bảo tàng trưng bày tại chỗ; Dự án Khu trưng bày Hoàng cung Thăng Long và Dự án phục dựng Điện Kính Thiên.
“Dự án phục dựng Điện Kính Thiên được nghiên cứu bảo tồn bằng hình thức khác một số công trình kiến trúc thời cận hiện đại trong khu vực trên nguyên tắc không làm suy giảm hoặc thay đổi giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản” – ông Quang cho biết.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
