Hà Nội tiếp tục nắng nóng gay gắt

Ngày 27/7, khu vực các tỉnh miền Bắc và Trung trung Bộ tiếp tục diễn ra nắng nóng ban ngày, đêm không mưa. Nhiệt độ ngoài trời Hà Nội có thể lên tới 38- 39 độ C. Trên biển, bão giật cấp 11 tiếp tục hướng về đảo Lu-Dông (Philippin).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, ngày 27/7 khu vực Hà Nội nhiệt độ cao nhất 36 độ C. Tuy nhiên đây chỉ là nhiêt độ dự báo trong lều khí tượng. Theo chuyên gia, với tình trạng bê tông hóa dày đặc như hiện nay, nhiệt độ ngoài trời vào lúc cao điểm tại Hà Nội có thể lên tới 38- 39 độ. Trạng thái nắng nóng còn duy trì vài ngày tới.

Chi tiết tại các địa phương như sau: Phía tây Bắc bộ, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 33 - 36 độ. Phía đông Bắc Bộ, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 33 - 36 độ. Khu vực Hà Nộ ít mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 26 - 29 độ, cao nhất 33- 36 độ.

Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 33 - 36 độ. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía nam có mưa rào rải rác và có nơi có dông; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 32- 35 độ.

Tây Nguyên, có mưa rào và rải rác có dông; nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ, cao nhất 27 - 30 độ. Nam Bộ, có mưa rào và dông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ.

Bão giật cấp 11 đổ về biển Philippin

Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 19h ngày 26/7, vị trí tâm bão cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, đến 19h ngày 27/7, vị trí tâm bão ở nằm trên khu vực đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.


Dự báo vùng biển Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão này.
(Ảnh: NCHMF)

Đến 19h ngày 28/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 27/7, vùng biển phía Đông biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News