Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu

Kết hợp vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn với bột đá vôi dolomit, hai cậu học trò miền Tây đã làm ra viên nén nhiên liệu cháy tốt, nhiệt lượng tỏa ra hơn than đá.

Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu
Tín (trái) và Phúc - học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã nghiên cứu và biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu thân thiện với môi trường, đoạt giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2023-2024 - (ẢNH: CHÍ CÔNG)

Trăn trở với rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường biển, hai học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã mày mò, nghiên cứu kết hợp vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn với bột đá vôi dolimit, làm ra viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường.

Hai học sinh là em Trương Thành Phúc, lớp 11 lý, và em Hoàng Đức Tín, lớp 10 hóa, Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt.

Em Thành Phúc cho biết tháng 4-2023, Phúc và Tín bắt tay vào việc nghiên cứu, đọc tài liệu sách báo trong và ngoài nước để làm.

Để làm thành công viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường, các em đã trải qua nhiều khó khăn và thất bại vì cần phải tìm ra chất xúc tác trợ cháy phù hợp là vỏ trấu.

"Thu xếp việc học ở trường, em và Tín cố gắng đến Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Hà Nội để làm. Hầu như em tận dụng hết thời gian để nghiên cứu và tìm ra công thức tối ưu làm ra viên nén nhiên liệu này", Phúc nói.

Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu
Viên nén nhiên liệu được Phúc và Tín làm ra bằng cách kết hợp vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn với bột đá vôi dolomit, cháy tốt, nhiệt lượng tỏa ra hơn than đá - (Ảnh: CHÍ CÔNG).

Ban đầu, trong quá trình thực nghiệm, Phúc thấy mẫu viên nén nhiên liệu hiệu quả nhất là 70% vỏ trấu và 30% nhựa. Tuy nhiên, mục tiêu của Phúc và Tín là muốn xử lý rác thải nhựa ven biển Kiên Giang hiệu quả, nên không chọn được những mẫu có nhiều vỏ trấu.

Sau đó, Phúc quyết định thêm một số chất trợ cháy xúc tác khác khi đốt và tìm các phụ gia nổi bật ở Kiên Giang như cao lanh, đá vôi, bột đá vôi dolomit.

"Trong ba chất trên, chúng em chọn bột đá vôi dolomit vì nó giảm phát thải kali và clo có trong tro bay. Từ đó chúng em chế tạo thành công sản phẩm viên nén với hàm lượng chuẩn 62,5% nhựa, 20,8 trấu và 10,7% dolomit.

Khi lò đốt ở nhiệt độ cao, chúng em thấy viên nén nhiên liệu cháy nhanh, nhiệt lượng tỏa tốt hơn than đá, giảm hiện tượng tạo cặn xỉ khi đốt củi trấu nên rất phù hợp trong việc phục vụ sản xuất công nghiệp", Phúc cho biết thêm.

Vừa làm sạch môi trường, vừa mở ra triển vọng khởi nghiệp

Theo thầy Nguyễn Danh Ngôn - giáo viên hướng dẫn dự án ở Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, quá trình nghiên cứu, hai em làm việc hết sức nghiêm túc. Lúc làm các em cũng có lúc thất bại nhưng được sự động viên của thầy cô, các em vượt qua khó khăn, làm thành công viên nén nhiên liệu, đoạt giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2023-2024.

Còn bà Lâm Ngọc Ny - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (TP Rạch Giá) - thông tin ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho Phúc và Tín tham gia trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật và liên kết với viện nghiên cứu cho các em ấy lên tìm hiểu sâu, thực hiện tốt dự án của mình.

"Dự án của Phúc, Tín đặc biệt đã góp phần lan tỏa thông điệp làm sạch môi trường và mở ra triển vọng khởi nghiệp bền vững là biến rác thải ven biển thành viên nén nhiên liệu mang giá trị kinh tế cao, thay dần cho các nhiên liệu đốt khác đang dần cạn kiệt, nâng cao thu nhập cho nông dân khi tận dụng bán luôn cả vỏ trấu, ổn định cuộc sống gia đình", bà Ny nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Thiết bị của nhóm sinh viên thiết kế có cảm biến nhận biết khói và phát hiện hơi xăng giúp phát tín hiệu điều khiển và tự khởi động bình chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp.

Đăng ngày: 22/01/2024
Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống mới do công ty Mỹ phát triển được lắp đặt dưới mặt đường, có thể sạc đầy pin cho xe tải điện hạng nặng chỉ trong 15 phút.

Đăng ngày: 22/01/2024
Khám phá những trang trại nông nghiệp chỉ có robot

Khám phá những trang trại nông nghiệp chỉ có robot

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện thời tiết thất thường, giảm gánh nặng nhân lực và đảm bảo an ninh lương thực, một số quốc gia đã sử dụng robot và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Đăng ngày: 21/01/2024
Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Sau khi ra mắt năm 2022, tường cách âm làm từ rơm phế thải được startup Việt cải tiến nhằm giảm thấm nước, tăng chống cháy, dễ thi công.

Đăng ngày: 18/01/2024
Chế tạo robot biết bơi có thể phát hiện mầm bệnh, ô nhiễm

Chế tạo robot biết bơi có thể phát hiện mầm bệnh, ô nhiễm

Các nhà khoa học đã phát triển một robot biết bơi và không dùng pin, có thể phát hiện các chất gây ô nhiễm và mầm bệnh trong không gian hạn chế.

Đăng ngày: 13/01/2024
Ứng dụng công nghệ mới kiểm đếm Vượn cao vít

Ứng dụng công nghệ mới kiểm đếm Vượn cao vít

Tổ chức Fauna & Flora tại Việt Nam sử dụng công nghệ sinh trắc giọng hót xác nhận loài Vượn cao vít phân bố ở khu rừng nhỏ biên giới Việt - Trung là 74 con thay vì số lượng ước tính 120 trước đó.

Đăng ngày: 12/01/2024
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt

Một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bàn tay robot sinh học thông minh có thể giúp người khuyết tật cảm nhận, cầm nắm.

Đăng ngày: 08/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News