Hài cốt 20 người hiến tế dưới kim tự tháp Maya
Hài cốt mất đầu của 20 người đàn ông trẻ tuổi ở kim tự tháp Maya ở miền nam Mexico chứng tỏ công trình này là đài tưởng niệm.
Một số bộ hài cốt ở kim tự tháp Công trình 18. (Ảnh: INAH).
Những nạn nhân hiến tế được chôn trong hai cụm mộ riêng biệt đào cách nhau 1.200 năm, hé lộ tượng đài có thể thờ phụng các vị thần Maya suốt nhiều thế kỷ, IFL Science hôm 21/4 đưa tin. Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Mexico (INAH), cách nạn nhân bị hành quyết cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy công trình gắn liền với cái chết và thần cai quản địa ngục. Họ cho rằng người chết kém may mắn bị tước đi phần đầu để hiến dâng lên kim tự tháp và cũng cố mối liên hệ của nó với thế giới bên kia.
Nằm ở di chỉ khảo cổ Moral-Reforma trên bán đảo Yucatan, kim tự tháp có tên Công trình 18 nhiều khả năng được xây theo từng giai đoạn, đòi hỏi hiến tế người để kỷ niệm mỗi phần đã hoàn thành. Do đó, hai lần hành quyết tập thể liên quan tới những sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng kim tự tháp.
Giai đoạn đầu tiên là cuối thời Tiền cổ điển, kéo dài từ năm 300 trước Công nguyên tới năm 250. Dù nhóm nghiên cứu chưa thể xác định niên đại chính xác của hài cốt, sự tồn tại của 567 vật thờ cúng đi kèm như nữ trang đính hạt, mũi lao, kim bằng xương, giúp các nhà nghiên cứu xếp hài cốt vào khung thời gian trên.
Bao gồm 7 nấm mồ riêng biệt, cụm mộ lâu đời hơn chứa xương của ít nhất 12 nạn nhân, một số người dường như sắp xếp theo tư thế ngồi ngay sau khi chết trong khi những người còn lại được chuyển tới sau khi chôn ở nơi khác. Kết quả là nhiều bộ xương không có sự nhất quán. Cụm mộ thứ hai gồm 13 nấm mồ từ thời kỳ Cuối cổ điển, kéo dài từ năm 600 đến 900. Trong số đó, nhà nghiên cứu đến được 8 cá nhân bị mất đầu và đặt riêng biệt để dâng lên kim tự tháp.
Cả hai cụm mộ đều bao gồm những người đàn ông trưởng thành trẻ tuổi có dấu hiệu tác động để thay đổi hình dáng hộp sọ. Đó là quá trình nẹp đầu ở độ tuổi rất nhỏ thường gặp trong xã hội Maya trước thời Columbia. Ngoài ra, hai cá nhân có phần răng đã chỉnh sửa, có thể do mài và gắn ngọc thạch vào răng trước. Kết luận của nhóm nghiên cứu còn mang tính sơ bộ và công tác khai quật ở Moral-Reforma vẫn đang diễn ra.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
