Hai loài ếch mới có độc tố kinh khủng hơn cả rắn hổ

Các nhà sinh vật học mới đây đã tìm ra 2 loài ếch có thể truyền độc tố nguy hiểm hơn nhiều loài rắn độc trên thế giới.

Phát hiện loài ếch mới có khả năng truyền độc tố

Hầu hết các loài cóc hay ếch được xem là các loài “poisonous” do mang độc tố trên da để bảo vệ bản thân. Những độc tố này được tổng hợp từ thiên nhiên, hoặc mang sẵn tuyến độc trong bản thân.

Tuy nhiên, mới đây nhà sinh vật học Carlos Jared đã phát hiện ra 2 loài ếch đặc biệt với khả năng truyền thẳng độc tố vào máu địch thủ - một trong số đó là Ếch xanh – Greening’s frog.


Loài ếch Corythomantis.

Ếch xanh có danh pháp khoa học là Corythomantis. Đầu của loài ếch này được bao phủ bởi rất nhiều gai nhọn, mang nọc độc chết người. Chúng thường lợi dụng sức bật, húc đầu đầy gai nhọn với độc tố mạnh vào đối thủ. Theo các chuyên gia, loại độc tố này còn độc hơn nhiều loài rắn hổ trong khu vực.


Loài ếch Bruno.

Loài ếch còn lại được phát hiện là Ếch mũ sắt Bruno (Bruno’s casque-headed frog). Ếch Bruno cũng sở hữu các gai nhọn bao phủ trên đầu và còn nguy hiểm hơn ếch xanh khi mang độc tố gấp 25 lần nhiều lại rắn độc thông thường. Theo nghiên cứu, chỉ 1 gram nọc độc của ếch Bruno cũng đủ giết chết 300.000 con chuột hay 80 người trưởng thành.

Theo báo cáo của tạp chí Current Biology, đây là 2 loài ếch đầu tiên có thể truyền trực tiếp nọc độc của chúng vào máu của địch thủ. Đây cũng là 2 loài đầu tiên được coi là “venomous” - thuật ngữ được sử dụng cho các loài động vật có khả năng truyền độc vào máu như rắn.


Cận cảnh gai nhọn 2 loài ếch.

Nghiên cứu sâu, các chuyên gia phát hiện các gai nhọn được mọc ra từ hộp sọ và được nối trực tiếp với các tuyến nọc độc. Theo Egon Heis từ Đại học Vienna, Áo: “Việc loài ếch tìm ra cách truyền độc tố vào mạch máu của kẻ săn mồi thực sự gây kinh ngạc”. Cách truyền độc tố khiến cho 2 loài ếch trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.


Độc tố thậm chí còn lớn hơn nhiều loài rắn độc

Các loài ếch và cóc thông thường tổng hợp độc tố từ các hóa chất thiên nhiên. Nhưng theo Edmund Brodie thuộc ĐH Utah State (Mỹ): “Với mức độc tố mạnh như vậy, chúng tôi ngờ rằng chúng có thể tự sản xuất độc tố”.

Các khoa học gia tin rằng còn có nhiều loài ếch có khả năng truyền độc tố như vậy. Ngoài ra, có khả năng tồn tại những kẻ săn mồi miễn nhiễm với loại độc này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News