Hai nhà khoa học Việt được vinh danh "công trình nghiên cứu tác động nhất"

Nhóm tác giả TS Thái Hoàng Chiến và TS Phùng Văn Phúc được trao giải EABE Best Paper Awards 2023 dành cho bài báo xuất sắc có tác động khoa học nhất trong vòng ba năm qua.

Năm 2023, ba bài báo khoa học được trao giải (xét tất cả các bài báo trong năm 2020, 2021 và 2022). Trong đó công trình của nhóm tác giả  gồm TS Thái Hoàng Chiến (trường Đại học Tôn Đức Thắng) và TS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP HCM) dẫn đầu danh sách Giải thưởng EABE Best Paper Awards, công bố hôm 25/12. Giải thưởng ghi nhận bài báo xuất sắc có ảnh hưởng khoa học nhất trong vòng ba năm liền của tạp chí Engineering Analysis with Boundary Elements (EABE), tạp chí này thuộc danh mục ISI uy tín theo Nafosted. Đây là lần đầu tiên nhóm tác giả Việt có tên trong giải thưởng này.

Nghiên cứu đã đưa ra phương thức mới để hỗ trợ tính toán các kết cấu sử dụng vật liệu composite, các kết cấu gia cường độ cứng, ứng dụng lĩnh vực cơ học tính toán.

Nghiên cứu đưa ra đề xuất hiệu chỉnh ổn định phương pháp không lưới (meshfree method) để tính toán các kết cấu gia cường phức tạp. Cách tiếp cận mới này làm gia tăng bổ sung các thành phần ổn định trong tính toán kết cấu, hạn chế hầu hết sự nhiễu động và sai số lớn trong kết quả tính toán khi sử dụng phương pháp không lưới truyền thống.

Các kết quả này được ứng dụng trực tiếp vào tính toán kết cấu trong xây dựng, tính toán ổn định, va đập và độ bền vỏ của xe ôtô, máy bay, vỏ tàu siêu tốc. Nghiên cứu cũng được ứng dụng vào tính toán hầu hết các kết cấu sử dụng vật liệu composite gia cường giúp đơn giản quy trình, giảm chi phí tính toán, có độ chính xác và tin cậy cao.

Hai nhà khoa học Việt được vinh danh công trình nghiên cứu tác động nhất
TS Phùng Văn Phúc. (Ảnh: Hutech).

Giải thưởng EABE Best Paper Awards được Ban biên tập (Editorial Board) công bố lần đầu năm 2018. Đội ngũ giáo sư từ Ban biên tập lựa chọn những bài báo xuất bản trong 3 năm trước đó có ảnh hưởng khoa học nhất. Các công trình được trao giải ngoài hàm lượng khoa học đột phá, phải có tính tác động trong cộng đồng khoa học thế giới.

Chia sẻ với VnExpress, nhóm nghiên cứu rất vinh dự khi nhận được giải thưởng "là điều khích lệ to lớn" và mong muốn đẩy mạnh các hợp tác với các nhà khoa học trên thế giới. Đặc biệt hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc đào tạo và hướng dẫn các bạn học viên, nghiên cứu sinh nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơ học tính toán.

Hai nhà khoa học Việt được vinh danh công trình nghiên cứu tác động nhất
TS Thái Hoàng Chiến. (Ảnh:Trường ĐH Tôn Đức Thắng).

TS Thái Hoàng Chiến và TS Phùng Văn Phúc là nhà khoa học thuộc top 1% thế giới chuyên ngành Cơ khí và hàng không vũ trụ, vì nghiên cứu được trích dẫn nhiều và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi.

TS Chiến là một trong những gương mặt nhiều năm vào danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Anh là thành viên của nhóm nghiên cứu Cơ học tính toán (DCM), một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. TS Chiến công bố gần 100 công trình nghiên cứu, trong đó có nhiều bài trên các tạp chí ISI. Năm 2023 anh là một trong 5 nhà khoa học Việt Nam được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.

TS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới. Anh có 5 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới, đồng thời là một trong 2 nhà khoa học hai năm liên tiếp được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022 và 2023. TS Phúc công bố hơn 60 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giống lúa cao sản đưa nhà khoa học Việt thắng giải VinFuture 2023

Giống lúa cao sản đưa nhà khoa học Việt thắng giải VinFuture 2023

Nhận 5 gram hạt giống lúa IR36 gửi qua đường bưu điện từ GS Gurdev Singh Khush, GS Võ Tòng Xuân nghiên cứu đánh bại " giặc rầy nâu" tàn phá mùa màng.

Đăng ngày: 21/12/2023
Robinson ngoài đời thực: Một mình sinh sống nơi hoang dã suốt 30 năm trước khi ra đi ở tuổi 83

Robinson ngoài đời thực: Một mình sinh sống nơi hoang dã suốt 30 năm trước khi ra đi ở tuổi 83

Richard Louis Proenneke là một nhà tự nhiên học, nhà bảo tồn, nhà văn và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã tự học người Mỹ, ông đã sinh sống một mình ở vùng hoang dã Alaska lạnh lẽo trong 30 năm.

Đăng ngày: 15/12/2023
Những điều chưa biết về người tìm ra Insulin - Thần dược cho người bị tiểu đường

Những điều chưa biết về người tìm ra Insulin - Thần dược cho người bị tiểu đường

Từ đầu thế kỷ 20, các bệnh nhân tiểu đường có thể sống một cuộc đời ổn định, lâu dài và hữu ích hơn nhờ một loại “thần dược” - đó là chất Insulin.

Đăng ngày: 14/12/2023
Nhà phát minh da đen từng cạnh tranh với Thomas Edison

Nhà phát minh da đen từng cạnh tranh với Thomas Edison

Nhà phát minh Granville T. Woods từng thắng Edison trong vụ kiện về bằng sáng chế cho hệ thống điện báo cảm ứng giúp cách mạng hóa ngành vận tải.

Đăng ngày: 05/12/2023
Thăng trầm của đại phong cầm nặng 9 tấn, cao 7m vừa tới Việt Nam

Thăng trầm của đại phong cầm nặng 9 tấn, cao 7m vừa tới Việt Nam

Cây đại phong cầm (pipe organ) nặng 9 tấn, cao 7m, rộng 6,5m, dày 4m được sản xuất bởi một công ty của Bỉ, vừa từ Nhật Bản chuyển tới Việt Nam khiến biết bao người trầm trồ.

Đăng ngày: 16/11/2023
Sự thật đau lòng đằng sau công việc phi hành gia mà nhiều người mơ ước

Sự thật đau lòng đằng sau công việc phi hành gia mà nhiều người mơ ước

Để thực hiện những cuộc thám hiểm vũ trụ kỳ thú, con người đã phải hy sinh rất nhiều.

Đăng ngày: 20/10/2023
Chỉ có 1% hóa chất trong vũ trụ được phát hiện, phần còn lại bí ẩn như vật chất tối

Chỉ có 1% hóa chất trong vũ trụ được phát hiện, phần còn lại bí ẩn như vật chất tối

Hầu hết các hợp chất hóa học vẫn chưa được khoa học biết đến. Chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu hợp chất mới bằng cách kết hợp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

Đăng ngày: 20/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News