Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
Khác với động vật, các loài thực vật thường không thể chuyển động được. Tuy nhiên, có một loại thực vật có khả năng chuyển động khi bị ướt, đó là cỏ Pili.
Cỏ Pili (tên khoa học Heteropogon contortus), còn có tên gọi là cỏ giáo đen, là một loại cỏ bụi nhiệt đới được phân bố rộng tại nhiều khu vực trên thế giới, từ Nam Phi, Nam Á, Bắc Úc, phía nam khu vực Bắc Mỹ đến cả quần đảo Hawaii (Mỹ)…
Cỏ Pili khi phát triển có thể cao đến 1,5m. Loại cỏ này thích nghi tốt với nhiều điều kiện điều kiện khí hậu khác nhau, từ khô đến ẩm ướt. Cỏ Pili thường mọc hoang, nhưng đôi khi, loại cỏ này cũng được con người trồng để làm cảnh quan hoặc làm thức ăn cho gia súc. Những bụi cỏ Pili cũng có tác dụng giữ đất chống xói mòn tốt. Người Hawaii bản địa còn sử dụng cỏ Pili để làm mái lợp nhà.
Hạt giống cỏ Pili (trái) và những bụi cỏ đã phát triển. (Ảnh: Getty).
Tên gọi Pili có nghĩa là "dính chặt" hoặc "bám vào" trong tiếng của người Hawaii bản địa, nhằm ám chỉ về cách thức phát tán hạt giống của loại cỏ này trong tự nhiên. Hạt giống cỏ Pili sẽ được phát tán nhờ gió hoặc nhờ các loài động vật.
Hạt giống của Pili có kiểu dáng khá đặc biệt, bao gồm một đầu nhọn và một phần thân dài. Đặc biệt, hạt giống cỏ Pili có khả năng "thức tỉnh" khi tiếp xúc với nước và độ ẩm.
Cỏ Pili được người bản địa Hawaii sử dụng để lợp nhà. (Ảnh: ESS).
Khi bị ướt hoặc gặp độ ẩm thích hợp, hạt giống của cỏ Pili sẽ co giãn và uốn cong liên tục, tạo thành sự chuyển động, điều này giúp hạt cỏ Pili có thể chui vào các khe nứt hoặc lỗ nhỏ trong đất khô, giúp chúng phát triển thành cây cỏ.
Trong một số trường hợp, hạt giống cỏ Pili cũng sẽ bám chặt vào lông và da của các loài động vật, giúp hạt giống cỏ có thể phát tán được xa hơn.
Hạt giống cỏ Pili chuyển động khi gặp nước. (Video: Lê Anh Tuấn).
Đôi khi, hạt giống cỏ Pili sẽ bám chặt vào vết thương hở của các loài động vật hoang dã, khiến các loài động vật này thiệt mạng vì bị nhiễm trùng. Thậm chí, có trường hợp hạt giống cỏ Pili chui sâu vào bên trong cơ thể của các loài động vật thông qua các vết thương hở, khiến các con vật trở nên rất đau đớn và thiệt mạng không lâu sau đó.
Chính cách phát tán và khả năng "thức tỉnh" đặc biệt của hạt giống đã giúp cỏ Pili có thể thích nghi và phát triển tốt trong nhiều điều kiện sống khác nhau, kể cả những điều kiện sống khắc nghiệt.

Lignum Vitae - Một trong những loài gỗ quý hiếm, đắt đỏ nhất thế giới được người châu Âu ưa chuộng
Gỗ Lignum Vitae phân bố ở Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, được coi là một loại cây xuất khẩu quan trọng sang châu Âu từ thế kỷ thứ 16.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?
Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam
Ngộ độc nấm có thể từ các triệu chứng lành tính của rối loạn tiêu hóa tổng quát đến biểu hiện có khả năng tàn phá bao gồm suy gan, suy thận và di chứng thần kinh.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
