Hai siêu trăng cùng xuất hiện trong tháng 8
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng vừa tròn vừa ở điểm cận địa (điểm gần Trái đất trên quỹ đạo), sẽ diễn ra vào ngày 1 và 30/8.
Siêu trăng đầu tiên xuất hiện vào ngày 1/8, khi Mặt trăng mọc ở hướng đông nam. Thiên thể này sẽ trông lớn hơn và sáng hơn vì đến gần Trái đất hơn bình thường, chỉ cách 357.530km. Trong khi đó, khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng là 384.400km.
Mặt trăng thậm chí còn tới gần hơn nữa vào ngày 30/8, chỉ cách Trái đất 357.344km. Vì là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng nên đây được gọi là Trăng Xanh.
Máy bay bay theo hướng tây bắc qua hồ Michigan, phía sau là siêu trăng ngày 3/7/2023. (Ảnh: AP Photo/Charles Rex Arbogast).
"Những đêm hè là thời điểm lý tưởng để ngắm trăng tròn mọc trên bầu trời phía đông sau khi Mặt trời lặn vài phút. Và chuyện này xảy ra hai lần trong tháng 8", Fred Espenak, nhà vật lý thiên văn NASA hiện đã nghỉ hưu, cho biết.
Lần gần nhất hai siêu trăng xuất hiện trong cùng tháng là vào năm 2018. Điều này sẽ không lặp lại cho đến năm 2037, theo nhà thiên văn học người Italy Gianluca Masi, nhà sáng lập Dự án Kính viễn vọng Ảo.
Siêu trăng đầu tiên của năm nay đã diễn ra hồi tháng 7. Lần thứ 4 và cũng là lần cuối cùng trong năm sẽ diễn ra vào tháng 9. Hai siêu trăng tháng 8 sẽ tới gần Trái đất hơn cả hai lần này.
Espenak cho biết, nếu trời quang đãng, ống nhòm hoặc kính viễn vọng có thể giúp nâng cao trải nghiệm cho người quan sát, hé lộ những cấu trúc như biển Mặt trăng - vùng đồng bằng tối hình thành nhờ các dòng dung nham núi lửa cổ đại - và những tia phát ra từ miệng hố trũng trên Mặt trăng.
Trăng tròn tháng 8 còn được gọi là trăng cá tầm, theo Old Farmer’s Almanac. Nguyên nhân là số lượng dồi dào của loại cá này xuất hiện trong Ngũ Đại Hồ - 5 hồ nước lớn ở Bắc Mỹ - vào tháng 8 từ cách đây hàng trăm năm.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
