Hai thiên hà va chạm cách Trái đất 424 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh cặp thiên hà chuẩn bị sáp nhập để tạo thành thiên hà mới mang tên UGC 2369.

Hai thiên hà trông như đang khiêu vũ do lực hấp dẫn kéo chúng sát lại với nhau, Space hôm 18/8 đưa tin. Các nhà khoa học đặt tên cho cặp thiên hà là UGC 2369, cách Trái đất khoảng 424 triệu năm ánh sáng. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng di chuyển được trong một năm, bằng gần 10 nghìn tỷ km.

Hai thiên hà va chạm cách Trái đất 424 triệu năm ánh sáng
Ảnh chụp cặp thiên hà UGC 2369 của kính viễn vọng không gian Hubble. (Ảnh: NASA/ESA).

Hai tập hợp sao, khí và bụi vũ trụ này tới sát nhau đến mức chiếc cầu nối mờ nhạt xuất hiện ở vùng không gian giữa chúng.Tương tác với các thiên hà khác là sự kiện xảy ra phổ biến trong lịch sử phát triển của hầu hết thiên hà, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Với những thiên hà lớn như dải Ngân Hà, đa số tương tác liên quan đến đối tượng nhỏ hơn gọi là thiên hà lùn.

Tuy nhiên, cứ sau vài tỷ năm, một sự kiện trọng đại hơn có thể xảy ra. Ví dụ, dải Ngân Hà sẽ va chạm với Andromeda, thiên hà "hàng xóm" khổng lồ. Nhiều khả năng các hệ sao như hệ Mặt Trời không bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng nếu quan sát từ xa, bạn sẽ thấy hai thiên hà dần dần hợp nhất trong 4 tỷ năm nữa. ESA đặt tên cho thiên hà mới này là Milkomeda.

Gần 30 năm hoạt động, kính viễn vọng không gian Hubble chụp được nhiều hình ảnh giá trị về các thiên hà trong vũ trụ. Một số bức ảnh thậm chí giúp giới khoa học "nhìn ngược" quá khứ, cho thấy các vật thể hình thành ngay sau Big Bang, vụ nổ đánh dấu sự ra đời của vũ trụ cách đây 13,8 tỷ năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thử nghiệm đưa vi khuẩn khai thác kim loại lên Trạm vũ trụ quốc tế

Thử nghiệm đưa vi khuẩn khai thác kim loại lên Trạm vũ trụ quốc tế

Trong thử nghiệm độc đáo đưa 3 loài vi khuẩn lên Trạm quỹ đạo quốc tế, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra cách thức dùng vi khuẩn “khai thác” khoáng chất từ đất đá trong điều kiện không trọng lực và trong môi trường mô phỏng trọng lực của sao Hỏa.

Đăng ngày: 19/08/2019
Sóng hấp dẫn nghi do hố đen nuốt chửng sao neutron phát ra

Sóng hấp dẫn nghi do hố đen nuốt chửng sao neutron phát ra

Các nhà thiên văn học Mỹ tìm thấy bằng chứng chắc chắn về vụ sáp nhập giữa hố đen và sao neutron hôm 14/8.

Đăng ngày: 19/08/2019
Những kiểu thời tiết lạ lùng trên các hành tinh ngoài Trái Đất

Những kiểu thời tiết lạ lùng trên các hành tinh ngoài Trái Đất

Bên ngoài Trái Đất của chúng ta tồn tại nhiều hành tinh với những kiểu thời tiết lạ lùng tưởng như chỉ có trên các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 18/08/2019
Sao Mộc từng nuốt chửng hành tinh gấp 10 lần Trái đất

Sao Mộc từng nuốt chửng hành tinh gấp 10 lần Trái đất

Sao Mộc là một khối cầu khí khổng lồ luôn trong tình trạng sôi sục, và rất khó để nhìn xuyên thấu các tầng mây dày để thấy được lõi của nó.

Đăng ngày: 17/08/2019
Tín hiệu phát ra từ hành tinh đã chết cho thấy tương lai đen tối của Trái đất

Tín hiệu phát ra từ hành tinh đã chết cho thấy tương lai đen tối của Trái đất

Trái Đất rồi cũng phải tuân theo vòng lặp của Tự nhiên: Mặt Trời chết đi, Trái Đất cũng sẽ sớm nối gót.

Đăng ngày: 16/08/2019
Philippines chính thức thành lập cơ quan không gian vũ trụ

Philippines chính thức thành lập cơ quan không gian vũ trụ

PhilSA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết tất cả những vấn đề và hoạt động của quốc gia về những ứng dụng khoa học và công nghệ không gian.

Đăng ngày: 16/08/2019
MarCO được vinh danh

MarCO được vinh danh "Sứ mệnh vệ tinh nhỏ của năm"

Cube Mars One (MarCO) đã được Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ vinh danh với giải thưởng

Đăng ngày: 14/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News