Hàm răng khủng long bạo chúa khiến giới khoa học bối rối

Một loạt lỗ nhỏ ở hàm răng của khủng long bạo chúa lớn nhất hành tinh vẫn là câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu.

Hàm răng chi chít lỗ nhỏ là một đặc điểm bất thường ở bộ xương hóa thạch của khủng long bạo chúa lớn nhất thế giới tên Sue và đến nay các nhà cổ sinh vật học vẫn chưa thể đưa ra giải thích hợp lý, theo International Business Times.


Tái hiện khủng long bạo chúa Sue săn mồi. (Video: YouTube).

Với chiều dài 12,3 mét, cao 3,7 mét, Sue thực sự là một quái vật đáng sợ khi còn sống. Hộp sọ dài gần 1,5 mét và gần như toàn bộ hàm răng dài nhọn của nó vẫn được bảo quản nguyên vẹn.

Những lỗ nhỏ ở hàm răng của Sue rất dễ quan sát. Các lỗ tròn có rìa trơn láng, chứng tỏ xương hàm đã tự lành sau tổn thương. Sự tồn tại của chúng không gây tử vong, dù nguyên nhân gây ra hàng lỗ theo hai giả thuyết của các nhà nghiên cứu không mấy dễ chịu.

Theo giả thuyết đầu tiên, các lỗ hình thành từ cuộc tấn công hung hãn của một con khủng long bạo chúa khác. Giả thuyết thứ hai là các lỗ ra đời do Sue nhiễm ký sinh trùng trong khi ăn thịt con mồi. Việc nhiễm trùng gây ra những vết áp xe đau đớn, bị vỡ từ trong ra ngoài xương.

Hàm răng khủng long bạo chúa khiến giới khoa học bối rối
Hàm răng nhiều lỗ nhỏ của Sue. (Ảnh: Wikimedia).

Nhưng phân tích hộp sọ hóa thạch bằng máy quét 3D cho thấy không giả thuyết nào phù hợp. Khoảng cách giữa các lỗ rất bất thường và không thể lý giải bằng vết cắn thông thường. Điều khiến các nhà khoa học khó hiểu hơn là các lỗ không nằm ở góc phù hợp nếu do hàm răng của con khủng long khác để lại.

Hình ảnh quét 3D cũng phủ nhận giả thuyết nhiễm ký sinh trùng. Nếu Su bị nhiễm trùng, các lỗ sẽ xuất hiện từ mặt trong của hàm răng và lan dần ra ngoài. Trên thực tế, các lỗ thưa dần từ ngoài vào.

Trong báo cáo công bố hôm hôm 5/7 trên tạp chí Plos One, các nhà nghiên cứu ở Học viện Công nghệ Massachusetts cho biết cần tiến hành nhiều kiểm tra sâu hơn tìm ra câu trả lời chính xác về nguồn gốc những lỗ nhỏ trên hàm răng của Sue.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện xác chó sói 500 năm phủ đầy vàng ròng

Phát hiện xác chó sói 500 năm phủ đầy vàng ròng

Xác một con chó sói dùng để hiến tế phủ đầy vàng từ nền văn minh Aztec được khai quật hơn 5 thế kỷ sau khi chôn ở trung tâm thành phố Mexico City, Mexico, theo Mirror.

Đăng ngày: 10/07/2017
Đường hầm bí ẩn dưới chân kim tự tháp Mặt Trăng

Đường hầm bí ẩn dưới chân kim tự tháp Mặt Trăng

Các nhà khảo cổ đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự hiện diện của một đường hầm bí mật dưới chân kim tự tháp Mặt Trăng ở thành phố cổ Teotihuacan, Mexico.

Đăng ngày: 07/07/2017
Khai quật hơn 200 ngôi mộ 3.000 năm tuổi tại Trung Quốc

Khai quật hơn 200 ngôi mộ 3.000 năm tuổi tại Trung Quốc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa khai quật 224 ngôi mộ cổ được cho là có niên đại trên 3.000 năm tuổi tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Đăng ngày: 07/07/2017
Tái hiện gương mặt xác ướp 1.600 tuổi của nữ quý tộc Peru

Tái hiện gương mặt xác ướp 1.600 tuổi của nữ quý tộc Peru

Gương mặt người phụ nữ quý tộc chết cách đây 1.600 năm được phục dựng sinh động nhờ công nghệ 3D.

Đăng ngày: 07/07/2017
Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi răng mấu

Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi răng mấu

Voi răng mấu là các thành viên của chi tuyệt chủng Mammut của bộ Proboscidea và tạo thành họ Mammutidae. Chúng tương tự, nhưng khác biệt với voi ma mút lông xoắn. Không giống như voi ma mút lông xoắn, chúng không thuộc họ Elephantidae.

Đăng ngày: 06/07/2017
Cá sấu kỷ Jura răng nhọn như khủng long bạo chúa

Cá sấu kỷ Jura răng nhọn như khủng long bạo chúa

Một loài cá sấu kỷ Jura dài 7m là thú ăn thịt hàng đầu ở Madagascar với hàm răng và khả năng đứng thẳng như khủng long bạo chúa.

Đăng ngày: 05/07/2017
Bộ xương gần hai mét trong mộ 5.000 năm ở Trung Quốc

Bộ xương gần hai mét trong mộ 5.000 năm ở Trung Quốc

Nhiều hài cốt có chiều cao khác thường được tìm thấy trong những ngôi mộ cổ vừa khai quật ở Sơn Đông, Trung Quốc.

Đăng ngày: 05/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News