Hàn Quốc phóng vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ
Hàn Quốc hôm nay sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo, chỉ 4 tháng sau hành động tương tự của Triều Tiên.
Seoul khẳng định quả tên lửa hai giai đoạn mang tên KSLV-I được chế tạo nhờ hợp tác với Nga sẽ mang theo vệ tinh quan sát và vì mục đích hòa bình. Diến biến này chứng tỏ mong muốn của Hàn Quốc trở thành cường quốc không gian trong khu vực. Bãi phóng là trung tâm vũ trụ trên một hòn đảo cách Seoul 465 km về phía nam.
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên Hàn Quốc phóng tên lửa do họ tự sản xuất cũng như vệ tinh tự chế vào vũ trụ. Kể từ năm 1992, nước này đã đưa 11 vệ tinh vào quỹ đạo nhưng đều nhờ tên lửa do nước ngoài sản xuất và tại các điểm phóng ở nước ngoài.
![]() |
Vệ tinh KSLV-I của Hàn Quốc trên bệ phóng. |
Bình Nhưỡng tuyên bố họ sẽ theo dõi chặt chẽ phản ứng của thế giới trước vụ phóng vệ tinh của Hàn Quốc hôm nay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ian Kelly cho biết Mỹ thường xuyên tham vấn Seoul về các vấn đề an ninh. "Chương trình của Hàn Quốc rất mở, minh bạch và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế mà họ đã ký. Đây là điểm tương phản với Triều Tiên", Kelly nói.
Hồi tháng tư, Triều Tiên đưa vệ tinh đầu tiên của họ vào quỹ đạo và đã khiến Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và một số nước tức giận. Các quốc gia này cho rằng hành động đó của Bình Nhưỡng chỉ là màn che mắt cho một vụ thử tên lửa tầm xa.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
