Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo Mặt trăng
Theo phóng viên tại Seoul, ngày 28/12, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc (MSIT) cho biết tàu vũ trụ không người lái thăm dò Mặt trăng Danuri do nước này phát triển đã thành công đi vào quỹ đạo Mặt trăng sớm hơn dự kiến.
Tên lửa Falcon 9 mang theo tàu thăm dò Danuri của Hàn Quốc được phóng từ Trạm vũ trụ Cape Canaveral ở Florida, Mỹ ngày 5/8/2022. (Ảnh: Yonhap/TTXVN).
Tàu Danuri đã ổn định trước tác động từ trọng lực của Mặt trăng và bắt đầu quay theo quỹ đạo hành tinh này ngày 27/12. Đây là kết quả sau 3 lần kích hoạt quy trình tiến vào quỹ đạo Mặt trăng kể từ lần kích hoạt đầu tiên được thực hiện hôm 17/12 vừa qua. Theo kế hoạch, Danuri sẽ tiến vào quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 29/12 sau khi thực hiện tổng cộng 5 quy trình kích hoạt tiến vào các quỹ đạo mục tiêu, trong đó con tàu này sẽ phải giảm mạnh vận tốc và vận động theo quỹ đạo của mục tiêu.
Danuri đánh dấu sứ mệnh không gian đầu tiên của Hàn Quốc vượt ra ngoài quỹ đạo Trái Đất. Nhiệm vụ của tàu là đo địa hình, cường độ từ trường, tia gamma và các đặc điểm khác của bề mặt Mặt trăng bằng cách sử dụng 6 thiết bị trên tàu trong sứ mệnh kéo dài một năm, bắt đầu vào tháng 1/2023. Ngoài ra, con tàu trên cũng sẽ xác định các địa điểm đổ bộ tiềm năng cho các sứ mệnh Mặt trăng trong tương lai.
Tàu Danuri được phóng bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của hãng SpaceX (Mỹ) vào ngày 4/8 từ bãi phóng Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Đến nay, tàu đã di chuyển được quãng đường tổng cộng 5,94 triệu km.
Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 6 quốc gia và khu vực, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Xô trước đây có tàu vũ trụ đổ bộ hoặc thám hiểm quỹ đạo Mặt trăng. Với thành công đạt được sớm hơn dự kiến, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ tiến vào quỹ đạo Mặt trăng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA
Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.
