Hàn Quốc tuyên bố vụ phóng vệ tinh thành công
Vệ tinh khoa học của Hàn Quốc đã liên lạc với trạm mặt đất vào sáng 31/1, đánh dấu bước thành công trọn vẹn của sứ mệnh phóng vệ tinh đầu tiên của nước này, Yonhap dẫn lời các quan chức cho biết.
Theo đó, tín hiệu từ vệ tinh đã truyền về trạm mặt đất của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đặt tại Daejeon, cách Seoul 160km về phía nam, vào lúc 3 giờ 27 phút sáng 31/1 (giờ địa phương).
Tên lửa Naro-1 rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro - (Ảnh: AFP)
Trước đó, vệ tinh STSAT-2C nặng 100kg đã được tên lửa đẩy KSLV-1 (Korea Space Launch Vehicle-1, còn được gọi là Naro-1) nặng 170 tấn đưa vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc, vào lúc 16 giờ ngày 30/1 (giờ địa phương, tức 14 giờ cùng ngày theo giờ VN).
Như vậy, với thành công đột phá này, Hàn Quốc đã trở thành đất nước thứ 13 trên thế giới làm chủ công nghệ phóng vệ tinh vào không gian.
Theo Yonhap thì vệ tinh STSAT-2C do Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc chế tạo, có tuổi thọ khoảng một năm, bay quanh Trái đất khoảng 14 lần một ngày để thu thập thông tin về bức xạ vũ trụ.
Trong khi đó, tên lửa đẩy KSLV-1 là kết quả hợp tác giữa Hàn Quốc và Nga. Tầng hai của Naro-1 - tên lửa gồm hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn - do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc chế tạo, trong khi tầng đầu tiên do Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo không gian Khrunichev (Nga) thực hiện.
Sau thành công bước đầu trên, hiện Seoul đang có kế hoạch tiếp tục phát triển một tàu vũ trụ và hứa hẹn sẽ sớm đưa nó vào không gian. Ngoài ra, nước này cũng có kế hoạch tự phát triển một tên lửa đẩy mới có thể nâng một khối lượng lớn hơn vào năm 2021.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
