Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ “Trái đất trắng”

Các nhà khoa học vừa tìm ra bằng chứng về một "cú sốc" tàn khốc đối với sinh vật Trái đất, tạo ra một dạng sống hoàn toàn mới.

Trái đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như chết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B, "Trái đất trắng" trong kỷ Thành Băng (720-635 triệu năm trước) của đại Tân Nguyên Sinh đã giúp tạo ra một dạng sống hoàn toàn mới.

Đó là sinh vật đa bào.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ “Trái đất trắng”
Trái đất kỷ Thành Băng trắng xóa băng tuyết - (Ảnh đồ họa: NASA).

Tại sao đa bào lại xuất hiện? Giải quyết bí ẩn đó có thể giúp xác định sự sống trên các hành tinh khác cũng giải thích sự đa dạng và phức tạp của sinh vật địa cầu ngày nay.

Theo Sci-News, quan niệm thông thường cho rằng nồng độ oxy phải đạt đến một ngưỡng nhất định thì các tế bào đơn lẻ mới có thể hình thành nên các quần thể đa bào.

Nhưng câu chuyện về oxy không giải thích đầy đủ tại sao tổ tiên đa bào của động vật, thực vật và nấm lại xuất hiện cùng một lúc trên hành tinh chúng ta.

Trước đó, sinh vật đã trải qua một thời gian tiến hóa vô cùng chậm chạp. Như các bằng chứng trước đó cho thấy Trái đất bắt đầu có sự sống chậm nhất là khi kết thúc liên đại Hỏa Thành (3,8 tỉ năm trước), thậm chí có thể từ 4,1 tỉ năm trước.

Vậy mà cho đến giai đoạn đầu của đại Tân Nguyên Sinh - tức 1 tỉ năm trước - sinh vật Trái đất hãy còn quá đơn sơ.

Sử dụng các lý thuyết về tỉ lệ, nhà nghiên cứu William Crockett từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và cá cộng sự phát hiện ra rằng một tổ tiên động vật sơ khai giả thuyết sẽ phình to về kích thước và tự phức tạp hóa dưới áp suất của Trái đất tuyết.

Ngược lại, một sinh vật đơn bào di chuyển và hấp thụ thông qua sự khuếch tán, như vi khuẩn, sẽ trở nên nhỏ hơn.

Điều này là do các đại dương đóng băng trong thời kỳ "Trái đất trắng" đã chặn ánh sáng Mặt Trời, làm giảm quá trình quang hợp và do đó làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong biển.

Khi đó, những sinh vật lớn hơn có thể xử lý nước để lấy thức ăn nhanh hơn, cơ hội sống sót cao hơn.

Do áp lực sinh tồn tàn khốc này, các loại sinh vật đa bào ồ ạt xuất hiện và bám trụ được qua thời đại băng hà khắc nghiệt.

Khi các sông băng tan chảy, những sinh vật lớn này càng có điều kiện mở rộng quần thể và dần tiến hóa ngày một phức tạp.

541 triệu năm trước, Trái đất bước khỏi kỷ Ediacara của đại Tân Nguyên Sinh, là đại cuối cùng của liên đại Nguyên Sinh. Đó cũng là thời điểm bắt đầu kỷ Cambri, kỷ đầu tiên của đại Cổ Sinh thuộc liên đại Hiển Sinh.

Cuộc chuyển mình này đánh dấu một cuộc bùng nổ sinh học nổi tiếng hơn vào kỷ Cambri, với các sinh vật đa bào phức tạp vượt trội, hình dạng kỳ dị, đóng vai trò nền tảng cho các loài ngày nay.

Thế nhưng, những phát hiện mới cho thấy "Trái đất trắng" hàng trăm triệu năm trước Cambri là thứ đã cung cấp "nguyên liệu" cho cuộc bùng nổ sinh học nổi tiếng này.

Theo TS Crockett, kết quả nghiên cứu mới này như một bản hướng dẫn để các nhà cổ sinh vật học lần tìm các sinh vật sinh ra trong kỷ Thành Băng, thứ có thể cung cấp dữ liệu về bước nhảy vọt tiến hóa đầu tiên của địa cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách giữ an toàn trong mùa giông sét

Cách giữ an toàn trong mùa giông sét

Khi cơn giông ập đến kèm theo sét, người đang ở ngoài trời cần lập tức tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh xa mặt nước và cây cao.

Đăng ngày: 03/07/2024
Hố tử thần

Hố tử thần "nuốt chửng" sân bóng đá trong tích tắc, video ghi lại khung cảnh hiện trường tựa tận thế

Đoạn video ghi lại khung cảnh hiện trường cho thấy giữa sân bóng đá xuất hiện hố sâu có đường kính rộng tới hơn 30 mét.

Đăng ngày: 03/07/2024
Nam châm khổng lồ của lò phản ứng lớn nhất thế giới

Nam châm khổng lồ của lò phản ứng lớn nhất thế giới

Tổng năng lượng từ trường của hệ thống nam châm dùng cho lò phản ứng nhiệt hạch ITER lên tới 41 gigajoule, mạnh gấp 250.000 lần từ trường Trái đất.

Đăng ngày: 02/07/2024
Giật mình cuộc thi uống rượu chết chóc do Alexander đại đế tổ chức

Giật mình cuộc thi uống rượu chết chóc do Alexander đại đế tổ chức

Alexander đại đế được người đời nhớ đến là nhà cầm quân bách chiến bách thắng, chinh phục được nhiều vùng đất trù phú. Điều khó tin là ông từng tổ chức một cuộc thi uống rượu. Thế nhưng, khi kết thúc cuộc thi, tất cả người tham gia đều tử vong.

Đăng ngày: 02/07/2024
Robot công vụ Hàn Quốc lao xuống cầu thang

Robot công vụ Hàn Quốc lao xuống cầu thang "tự sát"

Robot công vụ làm việc tại một hội đồng ở Hàn Quốc không có phản ứng sau khi rơi xuống cầu thang cao hai mét, đánh dấu trường hợp robot " tự sát" đầu tiên tại nước này.

Đăng ngày: 02/07/2024
Máy bay vấp

Máy bay vấp "ổ gà" - lý do hành khách nên thắt dây an toàn mọi lúc

Khi máy bay gặp nhiễu động hoặc bị bung cửa trên không, việc thắt dây an toàn có thể quyết định sinh mệnh của hành khách.

Đăng ngày: 02/07/2024
Nơi có nhiều động vật nhất hành tinh

Nơi có nhiều động vật nhất hành tinh

Sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiệt độ và vị trí địa lý khiến Nam Mỹ sở hữu độ đa dạng sinh học cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất.

Đăng ngày: 02/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News