Hàng ngàn con chó đi vệ sinh tùy tiện đe dọa hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên ở Bỉ

Có thể bạn, cũng giống như nhiều người khác từng nghĩ: Cứ để chó đi vệ sinh ra đất, vì đằng nào phân và nước thải của chúng cũng đóng vai trò như phân bón, giúp cây cối phát triển. Nhưng bây giờ, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.

Trong hơn một năm theo dõi một khu bảo tồn thiên nhiên ở ngoại ô thành phố Ghent, họ đã phát hiện phân và nước tiểu chó đã trở thành một tác nhân gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái thực vật cũng như quần thể động vật hoang dã ở đó.

Hàng năm, mỗi ha đất dọc theo 4 con đường chạy qua khu bảo tồn ở Ghent sẽ phải tiếp nhận tới 11,5 kg nitơ và 4,8 kg phốt pho. Nitơ đến từ cả phân lẫn nước tiểu của chó, còn phốt pho chủ yếu chỉ có mặt trong phân.

Ở nồng độ cao như vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng hai chất hóa học vốn có trong phân bón này lại có thể làm ô nhiễm đất, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến đa dạng sinh học và hoạt động của hệ sinh thái.

Hàng ngàn con chó đi vệ sinh tùy tiện đe dọa hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên ở Bỉ
 Phân và nước tiểu chó đã trở thành một tác nhân gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái thực vật.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Ecological Solutions and Evidence là công trình của các nhà sinh học đến từ Đại học Ghent. Trong vòng 1 năm rưỡi, họ đã dành thời gian thống kê được tổng cộng 1.629 lượt khách mang theo chó ghé thăm khu bảo tồn thiên nhiên ở Ghent.

Và các nhà khoa học nhận thấy, trong khi khu bảo tồn có quy định chó đến khu bảo tồn phải được xích lại, nhưng tới một phần ba số khách tham quan ở Bỉ không tuân thủ quy định này. Kết quả là lũ chó có thể chạy lung tung và đi tiểu tiện cũng như đại tiện bừa bãi.

"Chúng tôi thấy ở những khu vực xung quanh lối đi, lượng phốt pho và nitơ đi vào đất đều vượt quá giới hạn pháp lý về phân bón cho đất nông nghiệp", Pieter De Frenne, tác giả nghiên cứu cho biết.

Mô hình tính toán của anh cho thấy toàn bộ chó ghé thăm khu bảo tồn thiên nhiên ở Ghent mỗi năm sẽ tạo ra 175 kg nitơ và 73 kg phốt pho. Nếu tất cả chủ sở hữu vật nuôi đều tuân thủ quy định xích chó của họ và nhặt phân chúng thải ra, mô hình cho thấy lượng ô nhiễm nitơ có thể giảm xuống 56% và ô nhiễm phốt pho giảm 97% dọc theo các con đường trong khu bảo tồn.

Hàng ngàn con chó đi vệ sinh tùy tiện đe dọa hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên ở Bỉ
Nhiều người thường dắt chó và thả rông ở khu bảo tồn, dù quy định yêu cầu họ phải xích chúng lại.

Những con số từ nghiên cứu này lần đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xích chó và dọn dẹp chất thải cho vật nuôi của chúng ta ở ngoài không gian xanh. Các nhà khoa học cho biết việc thả rông chó và để chúng tiểu tiện đại tiện bừa bãi có thể gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái theo những cách mà chủ vật nuôi không ngờ tới.

"Lượng dinh dưỡng đi vào đất từ chất thải của chó cao đến nỗi chính chúng tôi cũng phải ngạc nhiên", Frenne nói. Ở Châu Âu hiện nay, khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và nông nghiệp có thể đóng góp từ 5-25 kg nitơ trên mỗi ha đất. Phân và nước tiểu chó cũng sẽ góp vào một khối lượng tương tự.

Tổng đàn chó ở Châu Âu hiện nay được ước tính lên tới 87 triệu con. Mỗi ngày, chúng đều phải đi tiểu và đại tiện. Chất thải chảy qua bàng quang và ruột chúng chứa đầy nitơ và phốt pho. Nhưng đáng tiếc, phân và nước tiểu chó chưa được nhiều người nhận biết như một nguồn gây ô nhiễm.

Vậy hậu quả của điều đó là gì?

Hàng ngàn con chó đi vệ sinh tùy tiện đe dọa hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên ở Bỉ
Khu bảo tồn thiên nhiên ở Gent bị phân và nước tiểu chó đe dọa.

Các nhà khoa học cho biết nếu đất bị bão hòa với các chất dinh dưỡng đa lượng như nitơ và phốt pho, cả hệ sinh thái địa phương có thể bị thay đổi. Đó là vì hàm lượng nitơ và phốt pho cao cho phép một số loài thực vật phát triển mạnh, trong khi hạn chế một nhóm các loài thực vật khác, bao gồm cả các loài trong danh sách bảo tồn vì đang bị đe dọa.

Việc một nhóm thực vật phát triển mạnh hơn sẽ dẫn đến sự cạnh tranh nhu cầu dinh dưỡng và ánh sáng với nhóm thực vật khác. Sau cùng, những loài ưa nitơ và phốt pho có thể áp đảo các loài còn lại.

Thực vật lại là đầu vào quan trọng trong chuỗi thức ăn. Sự phong phú của một loài thực vật đi đôi với sự kém phát triển của một số loài khác sẽ tạo ra những dao động trong dân số động vật ăn cỏ. Dân số động vật ăn cỏ tiếp tục ảnh hưởng đến các loài ăn thịt và săn chúng làm con mồi.

"Rõ ràng, mức độ phóng uế của những con chó mà chúng tôi ước tính ở đây có thể gây ra những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái", các tác giả nghiên cứu mới cho biết.

Hàng ngàn con chó đi vệ sinh tùy tiện đe dọa hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên ở Bỉ
Một biển báo yêu cầu chủ vật nuôi dọn dẹp phân của chúng trong khu bảo tồn.

Vậy nên, họ đề xuất các cơ quan quản lý nên có lệnh cấm chó, hoặc bắt buộc người sở hữu chó phải dọn dẹp chất thải của chúng ở các không gian xanh như vườn quốc gia, khu bảo tồn, thậm chí các bãi biển.

Ngược lại, để giảm áp lực đưa chó tới các khu bảo tồn, nghiên cứu đề xuất các công viên nên nới lỏng chính sách của mình, cho phép chó được phép chạy và thả rông ở đây – nơi mà chất thải của chúng dễ quản lý hơn.

Nhưng ngay cả khi lệnh cấm đã được áp dụng, mô hình cho thấy sẽ vẫn mất nhiều năm để có thể khôi phục lại hệ sinh thái ở các địa điểm đang bị ảnh hưởng, nếu nó đã bị nhiễm nitơ và phốt pho nặng, tích tụ trong nhiều năm.

Tóm lại, nghiên cứu mới này là một lời cảnh báo cho thấy chúng ta đang đánh giá thấp chất thải của chó vốn là một nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể. Nếu không giải quyết tận gốc vấn đề này, các mục tiêu phục hồi thiên nhiên của chúng có thể sẽ bị ảnh hưởng, theo một cách âm thầm mà chúng ta không hề hay biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mải mê săn mồi, báo hoa mai suýt bị chính đồng loại của mình

Mải mê săn mồi, báo hoa mai suýt bị chính đồng loại của mình "làm thịt"

Nếu không đủ mạnh, kẻ đi săn có thể biến thành kẻ bị săn đuổi bất cứ lúc nào.

Đăng ngày: 15/02/2022
Ngựa vằn run rẩy trong vòng vây của bầy linh cẩu đói khát

Ngựa vằn run rẩy trong vòng vây của bầy linh cẩu đói khát

Chứng kiến những cuộc đi săn có phần bạo lực của các loài thú hoang dã khiến không ít người phải cảm thấy thương xót.

Đăng ngày: 14/02/2022
Báo sư tử ăn xác nai sừng tấm trước cửa nhà dân

Báo sư tử ăn xác nai sừng tấm trước cửa nhà dân

Một cư dân ở bang Colorado ghi lại khoảnh khắc sư tử rít lên để ngăn người lạ mặt tiến đến gần con mồi nó vừa bắt được và đang ăn dở.

Đăng ngày: 14/02/2022
Voi con tự tin thái quá, thử thách sức mạnh của trâu rừng để rồi nhận cái kết không thể

Voi con tự tin thái quá, thử thách sức mạnh của trâu rừng để rồi nhận cái kết không thể "đắng" hơn

Một bài học trong cuộc sống đó là không bao giờ nên đi chọc giận kẻ mà mình không có khả năng kháng cự.

Đăng ngày: 14/02/2022
Lươn trong suốt như thủy tinh, báu vật 'vàng trắng' buôn lậu toàn cầu

Lươn trong suốt như thủy tinh, báu vật 'vàng trắng' buôn lậu toàn cầu

Lươn thủy tinh có cơ thể trong suốt như thủy tinh, được coi là món ăn đặc sản ở nhiều nước. Loài lươn này được ví như 'vàng trắng', trở thành mặt hàng buôn lậu mang lại lợi nhuận khủng, hơn cả buôn ma túy.

Đăng ngày: 13/02/2022
Sư tử đực thản nhiên đứng nhìn bạn tình tử chiến với trâu rừng

Sư tử đực thản nhiên đứng nhìn bạn tình tử chiến với trâu rừng

Thấy sư tử cái đang vật lộn với trâu rừng, con sư tử đực chỉ quanh quẩn đứng nhìn mà không chịu vào giúp sức.

Đăng ngày: 13/02/2022
Cuộc di cư lớn nhất hành tinh của cá mòi

Cuộc di cư lớn nhất hành tinh của cá mòi

Siêu đàn cá mòi dài tới 32 km di cư vào tháng 4 hàng năm theo dòng hải lưu lạnh, đánh dấu cuộc di cư có sinh khối lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 13/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News