"Hang tình yêu" 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người

Một di chỉ có giá trị đặc biệt quan trọng với lịch sử định cư và tiến hóa của loài người hiện đại đã được khai quật tại Bồ Đào Nha.

Những dấu tích mới tại hang Lapa do Picareiro cho thấy những Homo sapiens đầu tiên khai phá châu Âu sớm hơn suy nghĩ trước đây tới 5.000 năm. Thế giới 40.000 năm tuổi ở trong hang cho thấy họ đã tổ chức một cuộc sống yên bình ở đây, bên cạnh một loài người cổ đã tuyệt chủng: Neanderthals.

Như các nghiên cứu trước đây cho thấy, Homo sapiens (người hiện đại, chính là chúng ta) chỉ là một trong số rất nhiều loài của chi Người. Nhưng các loài khác của chi này đều đã tuyệt chủng từ khoảng 30.000 năm trước, nên ngày nay chúng ta là tất cả "loài người".

Hang tình yêu 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người
Hiện trường khai quật - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Nhóm khảo cổ từ Mỹ, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Chzech đã khai quật được nhiều công cụ đá Aurignacia, với công nghệ làm lưỡi dao độc đáo mà chỉ Homo sapiens sở hữu. Có thể nói nhóm người ở Bồ Đào Nha này thuộc làn sóng Homo sapiens đầu tiên đi khai phá châu Âu. Trước đó, những hiện vật tương tự nhưng có tuổi đời ít hơn đã được khai quật từ Nga đến Pháp, cho thấy sau khi đến châu Âu, giống loài của chúng ta đã lan rộng nhanh chóng chỉ trong vài ngàn năm.

Trước đó, hang Lapa do Picareiro được biết đến như hang Neanderthals với rất nhiều dấu vết của loài người tuyệt chủng này. Các nhà khảo cổ đã phân tích và phát hiện ra không hề có sự "đổi chủ" hang động, mà dường như người Neanderthals đã mời các Homo sapiens đến chung sống ở ngôi nhà rộng lớn này trong thời kỳ đồ đá cũ.

Phát hiện trên củng cố giả thuyết người Neanderthals tuyệt chủng do lý do tự nhiên chứ không hề bị Homo sapiens tiêu diệt. Theo tiến sĩ Lukas Friedl từ Đại học Bohemia (Cộng hòa Chzech), các tàn tích cho thấy mỗi loài người đều giữ nét văn hóa riêng: họ bảo tồn cách chế tác các công cụ lao động, sinh hoạt của tổ tiên mình. Rõ ràng người Neanderthals không bị đồng hóa bởi con người hiện đại như suy nghĩ trước đây.

Hang tình yêu 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người
Các công cụ đặc trưng của tổ tiên con người hiện đại - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

Thế nhưng, họ đã cùng nhau chia sẻ điều đặc biệt: dòng máu. Cho dù các tàn tích chỉ có thấy sự chung sống chứ chưa đưa ra bằng chứng giao phối trực tiếp, nhưng các phân tích di truyền ở người châu Âu hiện đại đã cho thấy rõ dấu vết của các cuộc hôn nhân dị chủng.

Một nghiên cứu hồi tháng 5-2020 của Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) cho biết có tới 1/3 phụ nữ châu Âu mang một biến thể gene Neanderthals giúp họ thuận lợi hơn trong chuyện sinh sản. Nhiều nghiên cứu trước đó đã tìm ra "dấu hiệu Neanderthals" ở hình thái hộp sọ và bộ gene của nhiều người hiện tại. Sự lai tạo lịch sử này mang đến cho loài chúng ta những gene quý giá, giúp chống lại nhiều bệnh tật.

Các nhà khoa học vẫn tiếp tục làm việc với di chỉ độc đáo này, với hy vọng thu thập thêm nhiều dữ liệu quý giá về cách những con người hiện đại đầu tiên khai phá châu Âu cũng như bí ẩn vì sao các vị tổ tiên dị chủng Neanderthals bị tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo

Phát hiện bản thảo cổ nhất về Nho giáo

Các chuyên gia Nhật Bản phát hiện một bản thảo về Nho giáo viết trong khoảng thế kỷ 6 - 7 ở Trung Quốc, có ý nghĩa vô giá.

Đăng ngày: 01/10/2020
Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Vụ thảm sát phá hủy toàn bộ thị trấn thời Đồ Sắt

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một vụ thảm sát cách đây hàng nghìn năm với hài cốt nạn nhân vẫn ở nguyên nơi họ ngã xuống.

Đăng ngày: 01/10/2020
Tái tạo thành công

Tái tạo thành công "chân dung xác ướp" cậu bé Ai Cập

Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí khoa học PLOS One lần đầu tiên tái tạo thành công khuôn mặt của một cậu bé 3 đến 4 tuổi được ướp xác trong thời kỳ Hy Lạp-La Mã (332 TCN-395 SCN).

Đăng ngày: 01/10/2020
Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ

Sau khi đào móng ngôi nhà, một người nông dân phát hiện một món đồ bằng đồng có hình dáng của một con lợn rừng.

Đăng ngày: 01/10/2020
Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử TQ: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong

Khi mở nắp quan tài, thay vì mùi tử thi nồng nặc, đội khảo cổ lại ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tỏa rộng ra xung quanh.

Đăng ngày: 29/09/2020
Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Tại chuyến đi thực tế, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và triển khai xây dựng Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê.

Đăng ngày: 29/09/2020
Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Đăng ngày: 29/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News