Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia

Hơn 200 con vẹt rơi từ không trung xuống bang New South Wales trong tuần qua, khiến các nhà khoa học bối rối.

Những con vẹt lory rơi từ trên trời xuống ở bang New South Wales, Australia, sau đó chúng được giải cứu và đưa tới cơ sở chăm sóc động vật hoang dã, Newsweek hôm 1/2 đưa tin. Có thể những con vẹt bị hiện tượng LPS (là những chất kích thích rất mạnh đối với các phản ứng viêm, tác dụng với những nồng độ rất thấp, và liên quan đến bệnh sinh của nhiễm khuẩn toàn thân và sốc nhiễm khuẩn) khiến bị tê liệt và rơi thẳng xuống đất do mất khả năng bay. Nguyên nhân gây ra bệnh này chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu không thể tìm ra mầm bệnh hay độc tố trong môi trường chịu trách nhiệm phía sau, theo Đại học Sydney.

Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia
Những con vẹt rơi xuống đất ở trung tâm chăm sóc phục hồi. (Ảnh: ABC News).

LPS dường như ảnh hưởng tới chim chóc chỉ vào những tháng mùa hè ở Australia, từ tháng 10 đến tháng 6, số lượng chim mắc bệnh lớn nhất rơi vào tháng 12, tháng 1 và 2. Trong thời gian này, hàng nghìn con chim đưa tới trung tâm chăm sóc để phục hồi. Đây có thể là một quá trình chuyên sâu và dài hạn.

"Nhiều con chim trông thể vượt qua khi chúng sụt cân, suy dinh dưỡng và ốm yếu", Robyn Gray, điều phối viên chim ở Cơ quan thông tin động vật hoang dã, cứu hộ và giáo dục (WIRES). Hiện nay, Gray đang chăm sóc hơn 80 con vẹt Lory. Theo bà, 1.500 con chim đã chết do LPS vào mùa hè cách đây 4 năm.

Căn bệnh được xác định lần đầu tiên năm 2010 và chỉ tác động tới chim chóc ở khu vực giữa thị trấn Bundaberg tại Queensland và Grafton ở New South Wales. Ban đầu, giới nghiên cứu cho rằng bệnh có thể phát sinh do ăn quá nhiều xoài và say do đường lên men trong trái cây. "Chúng tôi đã kiểm tra độ cồn nhưng không tìm thấy chất cồn trong cơ thể những con chim. Dấu hiệu chúng tôi thấy không khớp với chứng ngộ độc rượu", David Phalen, giáo sư sức khỏe động vật hoang dã và bảo tồn ở Đại học Sydney, người làm việc trong Dự án hội chứng liệt vẹt Lory, cho biết.

Các nhà khoa học cũng cân nhắc chứng bệnh có thể gây ra bởi hóa chất như thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt nấm phun lên trái cây. Tuy nhiên, tất cả kiểm tra hiện nay với thuốc phun lên trái cây không phát hiện điều gì khác thường.

Giả thuyết khác cho rằng LPS đến từ một chất độc hình thành trong một loại trái cây khi nó chín vào khoảng thời gian này trong năm. "Không phải mọi trái cây chim chóc ăn đều có độc, vì vậy đó có thể là một độc tố hình thành bên trong do trái cây chín quá. Đó là trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi năm nay", Phalen cho biết.

Để tìm hiểu liệu điều này có đúng không, nhóm nghiên cứu trong Dự án hội chứng tê liệt vẹt Lory muốn người dân báo cáo lại những gì họ quan sát khi chim chóc kiếm ăn trong tự nhiên. Đặc biệt, LPS dường như liên quan tới các hội chứng bí ẩn khác ở động vật không phải chim như dơi quả.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiệt độ xuống thấp, gần 1.000 con lợn biển tụ tập giữ ấm

Nhiệt độ xuống thấp, gần 1.000 con lợn biển tụ tập giữ ấm

Lợn biển có lớp mỡ dày khoảng 2,5cm và không thể chịu được mức nhiệt dưới 20 độ C trong thời gian dài nên thường rúc vào nhau thành đàn khi nhiệt độ thấp.

Đăng ngày: 03/02/2024
Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada

Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada

Lợn rừng và lợn lai từ nó đang trở thành vấn đề khiến các nhà chức trách Canada đau đầu tìm cách giải quyết.

Đăng ngày: 02/02/2024
Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được

Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được "giải oan"

Có một loài cá từng bị cho là tuyệt chủng cách đây 15 năm, thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó vẫn sống khỏe mạnh trong tự nhiên chứ không hề tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/02/2024
Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Những con quạ chia cặp để tấn công chim bố mẹ, cùng lúc đào hang vào tổ trộm trứng và chim non, đe dọa quần thể chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Đăng ngày: 31/01/2024
Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.

Đăng ngày: 31/01/2024
Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Hai cá thể chuột túi đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đang thích nghi nhanh với môi trường mới.

Đăng ngày: 30/01/2024
Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Để tạo ra con bò 4,3 triệu USD, các chuyên gia lai bò bezu với bò Ongole của Ấn Độ nhằm tạo ra loài chịu nắng nóng, kháng ký sinh trùng và cho sản lượng thịt cao.

Đăng ngày: 27/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News