Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được "giải oan"

Có một loài cá từng bị cho là tuyệt chủng cách đây 15 năm, thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó vẫn sống khỏe mạnh trong tự nhiên chứ không hề tuyệt chủng.

Houting là một loài cá sống tại cửa sông Biển Bắc - vùng biển cổ nằm trên thềm lục điạ châu Âu. Loài cá này chính thức được xếp vào danh sách tuyệt chủng từ 2008 và nằm trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Houting còn được biết đến với tên gọi Latin là Coregonus oxyrinchus, đây là một loài cá nhỏ từng bơi ở sông suối khắp châu Âu trước tin đồn nó bị tuyệt chủng.

Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được giải oan
Cá Houting là loài cá nhỏ từng bơi ở sông suối khắp châu Âu trước tin đồn nó bị tuyệt chủng.

Vào giữa thế kỷ 20 khi nghề cá phát triển và môi trường cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi, Houting không còn xuất hiện thường xuyên ở các con sông như trước đó. Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng cá Houting đã tuyệt chủng. IUCN sau đó đã xếp loài cá này vào danh sách tuyệt chủng mà phải đến 15 năm sau các nhà khoa học đã phải chứng minh rằng nó sai lầm.

Gần đây các nhà nghiên cứu từ Đại học Amsterdam Hà Lan và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London đã trích xuất DNA từ nhiều mẫu cá Houting được bảo tồn trong bảo tàng có niên đại lên tới 250 năm tuổi. Tiếp theo, họ so sánh DNA của những con cá Houting trong bảo tàng này với DNA từ nhiều loài anh chị em của nó hiện đang tồn tại, trong đó có loài cá trắng châu Âu (Coregonus lavarretus).

Các kết quả cho thấy hầu như không có sự khác biệt nào giữa chúng. Chúng giống nhau về mặt di truyền đến mức có thể coi là một phần của cùng một loài. Trong kết luận nghiên cứu khoa học vừa được công bố trên tạp chí BMC Ecology and Evolution, các nhà khoa học đã mô tả cách họ phân lập DNA ty thể từ cá.

Sinh

Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được giải oan 
Cá Houting và cá trắng châu Âu có ADN giống nhau đến bất ngờ.

Cuối cùng, tất cả các mẫu của loài cá Houting được kiểm tra đều xếp vào cùng nhóm với cá trắng châu Âu (Coregonus lavarretus).

"Cá trắng châu Âu khá phổ biến ở Tây và Bắc Âu, cả ở sông hồ nước ngọt, cửa sông và biển. Bởi vì chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về loài giữa loài cá Houting trong quá khứ và cá thịt trắng châu Âu ngày nay, nên chúng tôi không coi loài cá Houting này đã tuyệt chủng", tác giả của nghiên cứu này Rob Kroes thuộc Đại học Amsterdam cho hay.

Lội ngược lại thời gian, vậy tại sao con người lại lầm tưởng rằng cá Houting bị tuyên bố tuyệt chủng?

Rob Kroes giải thích: "Thường xảy ra sự nhầm lẫn về việc một số loài động vật có phải là cùng một loài hay không. Đặc biệt là cá. Chúng thường có nhiều biến đổi về đặc điểm hình thái trong một loài. Trong trường hợp này hai loài cá trên hoàn toàn không phải là một, chúng mang ngoại hình khác nhau. Thế nhưng ADN của chúng lại giống nhau hết đến bất ngờ, có thể vì môi trường sông không còn phù hợp với chúng và chúng cần một môi trường mới để sinh sống".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Những con quạ chia cặp để tấn công chim bố mẹ, cùng lúc đào hang vào tổ trộm trứng và chim non, đe dọa quần thể chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Đăng ngày: 31/01/2024
Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.

Đăng ngày: 31/01/2024
Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Hai cá thể chuột túi đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đang thích nghi nhanh với môi trường mới.

Đăng ngày: 30/01/2024
Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Để tạo ra con bò 4,3 triệu USD, các chuyên gia lai bò bezu với bò Ongole của Ấn Độ nhằm tạo ra loài chịu nắng nóng, kháng ký sinh trùng và cho sản lượng thịt cao.

Đăng ngày: 27/01/2024
Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Chim cánh cụt hoàng đế thuộc giống loài lớn nhất nhưng ít phổ biến ở Nam Cực. Hiện tại, môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan.

Đăng ngày: 27/01/2024
Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Cá heo sông Dương Tử là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Đăng ngày: 25/01/2024
Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Nôn mửa, chảy máu mắt, đau nhức dữ dội... là những triệu chứng bệnh lây nhiễm do nạn chuột hoành hành khắp các chiến hào quân sự tại điểm nóng xung đột Nga - Ukraine.

Đăng ngày: 24/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News