Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada

Lợn rừng và lợn lai từ nó đang trở thành vấn đề khiến các nhà chức trách Canada đau đầu tìm cách giải quyết.

Lợn lai, loài kết hợp bộ gene của lợn rừng và lợn nhà, ra đời trong các trang trại Canada cách đây khoảng 30 năm trong nỗ lực đẩy mạnh chăn nuôi của cả nước. Sau 3 thập kỷ qua, vô số con lợn lai thoát ra ngoài và sinh sản vô tội vạ, biến chúng thành loài động vật có vú xâm hại sinh sản mạnh nhất ở Canada, IFL Science hôm 30/1 đưa tin.

Lợn rừng là hậu duệ của lợn nhà (Sus scrofa domesticus), lợn rừng Á Âu (S. scrofa scrofa), hoặc lai giữa cả hai. Đúng như tên gọi, lợn rừng Á Âu và những phân loài đã thuần hóa của chúng không phải loài bản xứ ở Bắc Mỹ mà du nhập cùng người định cư châu Âu vào thế kỷ 16. Trong 4 thập kỷ tiếp theo, ngày càng nhiều lợn rừng được đưa tới một số nơi ở Mỹ và Canada để đi săn giải trí trước khi sổng vào tự nhiên.

Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada
Lợn rừng ăn hoa màu còn sót lại trên cánh đồng. (Ảnh: Dan Sakal).

Vấn đề lợn rừng thực sự gây chú ý vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 khi nông dân bắt đầu thuần hóa lợn lai để đa dạng hóa chăn nuôi ở Canada. Lấy cảm hứng từ châu Âu, các nông dân thường lai lợn rừng đực với với lợn nhà cái nhằm tạo ra "lợn thời Đồ Sắt" có đặc điểm tương tự như gia súc đầu tiên được thuần hóa bởi con người vào thời cổ đại.

Con lợn thu được từ phép lai khá đặc biệt. Chúng siêu thông minh, to lớn, thịt ngon và phù hợp hoàn hảo với mùa đông khắc nghiệt ở Canada. Tuy nhiên, thị trường thịt lợn giảm mạnh, vì vậy những đàn lợn lai được thả ra tự nhiên. Nhiều con khác chạy thoát khỏi nơi nuôi nhốt nhờ giác quan nhạy bén và trí thông minh.

Lợn rừng lai trở thành một loài xâm hại đáng gờm. Chúng săn động vật bản xứ như gà tây và chim, ăn gia súc còn non như cừu và bê. Đồng thời, chúng cũng đào bới đất để tìm quả mọng, rễ, vỏ cây và bất kỳ dạng thực vật nào, khiến động vật ăn cỏ và gấu đen mất đi nguồn thức ăn. Trên hết, lợn rừng lai là vật chủ của hơn 30 mầm bệnh virus và vi khuẩn nghiêm trọng cũng như 37 loài ký sinh trùng, đe dọa con người và nhiều loài khác.

Đẻ nhiều và không có động vật ăn thịt tự nhiên, số lượng lợn rừng lai nhanh chóng bùng nổ. Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện quần thể lợn rừng lai ở Canada tăng 9%/năm. Theo nghiên cứu, lợn rừng lai lan rộng trên phạm vi hơn 750.000 km2, tăng 88.000 km2 so với thập niên trước.

"Lợn rừng lai là kẻ hủy diệt hệ sinh thái. Chúng cực mắn đẻ, trở thành loài xâm hại vô cùng thành công", nhà nghiên cứu Ruth Aschim cho biết. Quần thể lợn rừng lai gia tăng không phải một thảm họa sinh thái sắp tới mà nó đã xảy ra, theo Ryan Brook, nhà nghiên cứu chính của Dự án lợn rừng Canada.

Một số tỉnh của Canada đã hành động để đối phó nạn xâm hại. Tính từ ngày 1/1/2024, mọi hoạt động nhập khẩu, sở hữu, vận chuyển, phân tán, mua bán và giao dịch lợn rừng Á Âu sống và lợn lai đều bị cấm ở Canada. Quy định này bao gồm bất kỳ động vật nào có hơn 25% hệ gene của lợn rừng Á Âu.

Ở Alberta, chính quyền tỉnh triển khai chương trình để cộng đồng báo cáo bất kỳ trường hợp bắt gặp lợn hoang nào và thiệt hại mà chúng để lại. Trước đó, tỉnh này cũng thực hiện một sáng kiến để thợ săn đổi một đôi tai lợn hoang sẽ nhận được tiền thưởng là 50 USD.

Vấn đề lợn ở Canada vẫn tiếp diễn nhưng Canada không đơn độc. Báo cáo gần đây ước tính có hơn 37.000 loài xâm hại trên thế giới, với 200 loài mới được ghi nhận mỗi năm. Nhiều loài trong số đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với động vật hoang dã, sức khỏe con người, an ninh lương thực

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được

Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được "giải oan"

Có một loài cá từng bị cho là tuyệt chủng cách đây 15 năm, thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó vẫn sống khỏe mạnh trong tự nhiên chứ không hề tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/02/2024
Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Những con quạ chia cặp để tấn công chim bố mẹ, cùng lúc đào hang vào tổ trộm trứng và chim non, đe dọa quần thể chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Đăng ngày: 31/01/2024
Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.

Đăng ngày: 31/01/2024
Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Hai cá thể chuột túi đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đang thích nghi nhanh với môi trường mới.

Đăng ngày: 30/01/2024
Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Để tạo ra con bò 4,3 triệu USD, các chuyên gia lai bò bezu với bò Ongole của Ấn Độ nhằm tạo ra loài chịu nắng nóng, kháng ký sinh trùng và cho sản lượng thịt cao.

Đăng ngày: 27/01/2024
Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Chim cánh cụt hoàng đế thuộc giống loài lớn nhất nhưng ít phổ biến ở Nam Cực. Hiện tại, môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan.

Đăng ngày: 27/01/2024
Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Cá heo sông Dương Tử là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Đăng ngày: 25/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News