Hàng trăm nghìn người bị mất điện vì cáo bay đầu xám
Với sải cánh dài hơn 1m, cáo bay đầu xám - loài dơi quạ bản địa lớn nhất Australia - đang gây ra hàng loạt vụ mất điện ở Adelaide.
Cáo bay đầu xám đã gây ra 40 vụ mất điện trong năm nay, khiến 25.000 hộ dân ở Adelaide gặp khó khăn, theo The Guardian.
Cáo bay đầu xám - thuộc họ dơi khổng lồ - bắt đầu xuất hiện lần đầu ở Công viên Botanic tại trung tâm thành phố Adelaide vào năm 2010. Kể từ đó, số lượng của chúng tăng dần, đặc biệt là vào năm nay.
Vào mùa hè, Adelaide không có các đợt nắng nóng như mọi năm. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng dơi trong thành phố tăng đáng kể. Và dơi non tập bay đã gây ra nhiều rắc rối cho người dân địa phương.
“Những con dơi mới lớn lần đầu tiên rời khỏi bầy để đi kiếm ăn. Chúng va phải mạng lưới điện ở đây. Điều này thực sự đáng chú ý bởi số lượng loài dơi trong thành phố thường không lớn. Việc nhiều dơi non sống sót là khá bất thường”.
Cáo bay đầu xám, loài dơi lớn nhất Australia với sải cánh dài tới 1m. (Ảnh: The Guardian).
Tình trạng này gây ra không ít phiền toái cho đơn vị cung cấp điện SA Power Networks. Trung bình, lũ dơi gây ra 4 vụ mất điện nghiêm trọng mỗi tuần. Cứ mỗi lần những con dơi với sải cánh 1m va chạm hoặc mắc kẹt vào đường dây điện, 500 đến 1.000 hộ gia đình sẽ mất điện.
Để khắc phục tình trạng trên, SA Power Networks cho biết công ty này đang cố gắng trang bị thêm các thiết bị để xua đuổi động vật trên mạng lưới điện.
Khác với khu vực bờ biển phía đông, những đàn dơi lớn là hiện tượng mới xuất hiện gần đây đối với các khu đô thị nam Australia. Do vậy, mạng lưới điện ở đây không được xây dựng để chống lại các loài dơi lớn.
“Thực tế, những con dơi di chuyển khoảng 70km mỗi đêm, về mọi hướng để tìm thức ăn. Do đó, việc xác định khu vực nào cần được ưu tiên nâng cấp là công việc không dễ dàng. Chúng tôi đang làm việc với chính phủ về biện pháp giảm thiểu thiệt hại mạng lưới điện cũng như hạn chế số lượng dơi phải chết”, ông Paul Roberts, giám đốc SA Power Networks cho biết thêm.
Phía SA Power Networks cho biết đơn vị này đang làm việc với Đại học Adelaide để xác định những yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng mất điện như cây cối mọc xuyên qua đường dây điện.
“Khi những con dơi non có nhiều kinh nghiệm bay hơn, các sự cố liên quan mạng lưới điện hy vọng sẽ giảm. Ngoài ra, số lượng lớn dơi có thể sẽ di chuyển sang các tiểu bang khác, thay vì ở Adelaide nếu thức ăn trở nên khan hiếm hơn vào mùa đông”, ông Jason van Weenan cho biết thêm.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?
Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Cá sấu có lưỡi không?
Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.
