Hàng triệu con châu chấu to như chim sẻ tấn công nước Nga
Bộ Nông nghiệp Nga phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi hàng triệu con châu chấu to như chim sẻ nhỏ ồ ạt tấn công miền nam nước Nga và tàn phá mùa màng của nông dân.
Châu chấu to như chim sẻ tàn phá mùa màng ở Nga
Một khu vực có diện tích ít nhất 800.000 hécta đã bị đàn châu chấu hàng triệu con tấn công, ước tính mỗi con dài gần 8 cm. Chúng tàn phá các cánh đồng ngô và nhiều hoa màu khác, CNN hôm qua đưa tin.
"Chúng có sải cánh rộng tới gần 12 cm, trông như chim sẻ nhỏ," bà Tatiana Drishcheva, từ Trung tâm Nông nghiệp Nga, một tổ chức của chính phủ, cho hay.
Theo giới chức địa phương, đây là lần đầu tiên sau 30 năm khu vực này bị châu chấu tấn công. 10% diện tích hoa màu đã bị thiệt hại vì đàn côn trùng háu đói, đe dọa sinh kế của nông dân địa phương.
"Nhìn này, cánh đồng ngô không còn gì cả. Đàn châu chấu ăn hết sạch, từ lá cho tới lõi ngô," nông dân Pyotr Stepanchenke thẫn thờ nói khi chứng kiến đồng ngô tại vùng Stavropol tan hoang sau khi "cơn bão" châu chấu quét qua.
Kênh truyền hình quốc gia Nga cho rằng, dịch châu chấu xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu và những hệ lụy khác của biến đổi khí hậu như lũ lụt và nền nhiệt trung bình gia tăng.
Trước nạn châu chấu hoành hành, Bộ Nông nghiệp Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp, song động thái này dường như không mấy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tổn thất mà chúng gây ra. Các nỗ lực khác đang được giới chức triển khai để bảo vệ mùa màng còn có tăng cường máy bay phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng. Tuy nhiên, thời tiết mùa hè nóng bức làm giảm đáng kể hiệu quả thuốc.
Bên cạnh đó, giới chức cũng cho biết đàn châu chấu bay rất nhanh khắp miền nam nước Nga, khiến các đội phun thuốc không theo kịp. Do đó càng có thêm nhiều diện tích hoa màu bị phá hoại.
"Ở Kalmijya, Astrakhan, Volgagrag và Dagestan, châu chấu đã ăn sạch hoa màu. Chúng đang di chuyển tới nơi có nguồn thức ăn mới," bà Drishcheva cho biết.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
